Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển đổi vị trí công tác của 20.104 cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng

Hương Giang

Thứ năm, 15/09/2022 - 10:58

(Thanh tra) - Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác của 20.104 lượt cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng. Ủy ban Tư pháp lưu ý, còn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng.

Theo báo cáo gửi đến phiên họp, Chính phủ đánhh giá, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mạnh, đột phá với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

“Tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”, báo cáo nêu.

Công tác cán bộ, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong đó, để phòng ngừa tham nhũng, trong kỳ báo cáo, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác của 20.104 cán bộ, công chức, viên chức.

Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng.

Từ đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 178 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Đáng chú ý, năm 2022, có 7 trường hợp nộp (Đà Nẵng có 5 người; Trà Vinh có 2 người) lại quà tặng cho đơn vị, với tổng số tiền là 135,3 triệu đồng.

Các cơ quan chức năng cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; chú trọng xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng…

Theo báo cáo của Chính phủ, trong kỳ báo cáo, đã có 542.337 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; 7.662 người được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện các quy định về kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập.

Qua xác minh tài sản, thu nhập, có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định. 

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tư pháp nhận định, các biện pháp phòng ngưa tham nhũng đã được Chính phủ tích cực chỉ đạo thực hiện.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế.

“Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa tham nhũng chưa cao”, bà Nga nêu.

Tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động và trách nhiệm giải trình.

Nhất là vẫn còn để xảy ra nhiều vi phạm trong việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch…. Báo cáo dẫn chứng, năm 2022 đã phát hiện, xử lý 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm về công khai, minh bạch (tăng 17% so với năm trước).

Tình trạng vi phạm việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị; nhiều quy định của pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ không còn phù hợp với thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng còn chưa phát huy hiệu quả rõ nét.

“Nhiều địa phương vẫn chưa triển khai thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập theo kế hoạch và chuyển đổi vị trí công tác theo quy định”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, tình trạng vi phạm thực hiện quy tắc ứng xử còn nhiều; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp là thực trạng xảy ra đã nhiều năm nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời.

Trong khi, công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện tham nhũng với khu vực ngoài nhà nước hiệu quả chưa cao. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chú trọng triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác này.

“Nhiều hạn chế trong công tác phòng ngừa tham nhũng đã kéo dài nhiều năm do những nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiều hạn chế có nguyên nhân từ khâu tổ chức thực hiện pháp luật, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả”, bà Nga nhấn mạnh.

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ, TAND, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

“Đề nghị Chính phủ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp chính quyền, xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm