Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Cán bộ lên vị trí rất cao rồi lại đứng trước vành móng ngựa thì công tác cán bộ phải xem lại”

Hương Giang

Thứ sáu, 09/09/2022 - 22:29

(Thanh tra) - “Hàng nghìn cán bộ, công chức trung cấp, cao cấp bị khai trừ Đảng, bị xét xử trong hàng trăm vụ án. Điều này rất đau xót”, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa bày tỏ và cho rằng, "những người dày dặn công tác mấy chục năm đưa lên vị trí rất cao rồi cuối cùng lại phải đứng trước vành móng ngựa thì công tác cán bộ phải xem xét lại".

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Đ.X

Ngày 9/9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể để thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Tội phạm trong giới “công bộc của dân” gia tăng

Nêu ý kiến, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nói: “Có những tội phạm tồn tại trong một thời gian dài nhưng không bị phát hiện”.

Ông dẫn chứng việc công chức Nhà nước nhận hoa hồng lót tay của doanh nghiệp, của người dân để nâng giá, mua hàng giá cao bằng tiền ngân sách, hoặc bỏ qua, làm ngơ các vi phạm, tội phạm.

“Phải chăng tình trạng này tồn tại lâu rồi và khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Đến khi xảy ra vụ Việt Á hay Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh... thì mới bộc lộ “phần nổi của tảng băng” vì khi đạt đến quy mô quá lớn và quá trắng trợn không che giấu được”, ông Nghĩa nêu.

“Còn biết bao nhiêu những vụ tương tự như thế đang diễn ra và chưa bộc lộ”, đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề.

Ông Nghĩa cho rằng, tình trạng gia tăng tội phạm trong giới “công bộc của dân”.

Một loạt dẫn chứng được vị đại biểu này đưa ra như: Bạo hành với hàng xóm cũng có công chức, cán bộ; bạo hành với người tình, như vụ cán bộ quản lý thị trường có vợ con nhưng đi hát karaoke, ghen tuông, lôi người tình về hành hạ nhiều giờ...

Ngoài ra, có trường hợp cán bộ, công chức xâm hại trẻ em, quấy rối tình dục; trường hợp chạy án ở Bệnh viện Thủ Đức;  vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh...

“Với tính chất đặc biệt của tội phạm, chúng ta cần phải nêu ra chứ không chỉ có con số tăng hay giảm”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

“Tội phạm lừa đảo trên mạng đi thẳng vào giường ngủ…”

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cảm thấy không an toàn, yên tâm khi đi ra đường phải cảnh giác, ở nhà cũng phải cảnh giác cho người thân và gia đình. 

“Tội phạm lừa đảo trên mạng đi thẳng vào giường ngủ, vào bàn ăn của mình, vì vậy ở nhà cũng phải cảnh giác là như thế”, ông nói, điện thoại của chúng ta mỗi ngày nhận bao nhiêu tin nhắn lừa đảo. 

Hàng nghìn vụ móc túi, trộm cắp có khi không nguy hiểm bằng vụ Việt Á, Cục lãnh sự

Theo ông, cử tri quan tâm đến tội phạm trong cán bộ, công chức bởi người dân chờ đợi ở họ những quy chuẩn đạo đức cao hơn thông thường.

“Người dân tin rằng khi tuyển dụng họ vào bộ máy nhà nước thì quy trình tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm rất chặt chẽ, thử thách trong thời gian rất dài. Do đó, những người này nếu có phạm tội sẽ không phạm tội nặng, không ở quy mô lớn và thiệt hại lớn cho nhà nước, xã hội”, ông Nghĩa phát biểu.

Đại biểu này còn nêu rõ, trong khi cuộc sống của hàng triệu người bị đe dọa, đảo lộn bởi dịch COVID-19, rất nhiều “công bộc” bất chấp nguy hiểm tính mạng, hy sinh lợi ích của gia đình, bản thân để giúp người dân vượt qua nguy hiểm như nhiều công, viên chức ngành Y... thì một nhóm “công chức cao cấp” lại câu kết với nhau một cách có hệ thống để trục lợi rất lớn.

“Chúng tôi cho rằng hàng nghìn vụ móc túi, trộm cắp cũng nguy hại nhưng có khi không nguy hiểm, thiệt hại lớn bằng vụ Việt Á; Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Bởi các vụ án này làm mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước”, ông Nghĩa nói.

Cũng theo đại biểu, người dân đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhưng cũng không ít cử tri và người dân chưa thực sự tin rằng chúng ta có thể ngăn chặn và giảm thiểu nạn tham nhũng một cách căn cơ, dài hạn.

Từ đó, ông cho rằng cần có thay đổi mang tính chất đột phá về phương pháp, chính sách trong công tác cán bộ.

“Những người dày dặn công tác mấy chục năm đưa lên vị trí rất cao rồi cuối cùng lại phải đứng trước vành móng ngựa thì công tác cán bộ phải xem xét lại. Từ phòng chống tội phạm, tham nhũng chúng ta phải đề xuất cho được về chính sách cán bộ thì mới căn cơ”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Ông tin rằng, nếu chúng ta ngăn chặn được từ sớm, từ xa thì “bao nhiêu tổn thất, thiệt hại về người, của, vật chất, tinh thần sẽ tránh được”.

“Hàng nghìn cán bộ, công chức trung cấp, cao cấp bị khai trừ Đảng, bị xét xử trong hàng trăm vụ án. Điều này rất đau xót”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ.

Phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 33,33%

Theo báo cáo về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của Chính phủ, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/7/2022 đã phát hiện 4.354 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 36,61%. Song phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 33,33% với 396 vụ. 

“Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn biến rất phức tạp”, báo cáo nêu.

Nổi lên là các sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp; sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu, làm rõ thủ đoạn thông đồng chia nhỏ dự án, gói thầu để chỉ định thầu; dùng “quân xanh, quân đỏ” để thao túng giá trúng thầu, mua bán “lòng vòng” để nâng giá nhiều lần.

Tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại ngày càng lớn như quản lý ngân sách Nhà nước, đầu tư công, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng....

Ngoài ra, tội phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID -19 gia tăng, nhất là các loại vật tư, trang thiết bị y tế và các mặt hàng thiết yếu phục vụ phòng chống dịch; trục lợi cho tổ chức tiêm vaccine, xét nghiệm COVID -19; lợi dụng việc đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước để trục lợi... 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm