Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 13/09/2022 - 14:45
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhận định, có tình trạng ngại tiếp dân, trốn tránh tiếp dân. Lịch tiếp dân niêm yết công khai nhưng lại trong cơ quan, ngoài bảo vệ gác nên người dân không biết để đến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kết quả giám sát về chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”.
Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhận định, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo “rất khó, rất đụng chạm”. Vì vậy, để làm tốt công tác này phải thực sự tâm huyết, chuẩn bị rất kỹ.
“Tình trạng ngại tiếp dân, trốn tránh tiếp dân là có”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông Định còn nêu rõ, lịch tiếp công dân nêm yết công khai mà không có người dân đến là do “lịch công khai trong cơ quan nhưng ngoài bảo vệ gác thì ai đến được, biết tiếp lúc nào”. Từ đó, ông cho rằng, việc này cần chấn chỉnh.
Từ kinh nghiệm trong thời gian công tác ở địa phương, ông Định nhấn mạnh, tiếp dân rất quan trọng, thực sự phải cầu thị, chuẩn bị rất kỹ. Các cơ quan tham mưu, cấp dưới trình lên vụ việc này giải quyết rồi, mà không cẩn thận rà soát kỹ lại thì không giải quyết được.
“Kinh nghiệm của tôi là mời đoàn luật sư, chủ tịch đoàn luật sư, chủ tịch hội luật gia cùng tiếp công dân. Lúc đó, luật gia, luật sư trực tiếp trả lời, giải thích cho người dân thì rất ổn”, ông Định cho hay.
Ông nhấn mạnh rằng, nếu những người có kinh nghiệm, hiểu biết hòa giải cơ sở tham gia tiếp dân ở xã, phường rất tốt.
Theo đánh giá của đoàn giám sát, việc thực hiện tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp chưa đảm bảo so với quy định của luật.
Tỷ lệ bình quân bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp đạt 38%, chủ tịch tỉnh đạt 56%, chủ tịch huyện đạt 94%, chủ tịch xã đạt 49% so với quy định.
“Việc tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu chủ yếu ủy quyền cho cấp phó”, báo cáo nêu.
Từ kết quả giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề, có cần xem lại các quy định về tiếp công dân không?
“Trách nhiệm của bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, xã một năm tiếp công dân bao nhiêu ngày hầu như không thực hiện được. Quy định pháp luật này là phù hợp mà chúng ta không thực hiện được hay là quy định pháp luật không phù hợp?”, ông Vương Đình Huệ nêu.
Ông đặt một loạt câu hỏi, có cách nào tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khả thi không? Ngoài thủ trưởng còn có cấp phó thì cấp phó thay được không? Cấp phó mà nay anh này, mai anh khác tiếp, một vụ việc không liên tục được không?
“Luật pháp đầy đủ, khả thi rồi thì phải tổ chức thực hiện, còn luật ban hành mà làm không nổi là do yêu cầu quá cao, chưa có phương thức cụ thể thì phải có nghiên cứu, đề xuất”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dẫn lại Luật Tiếp công dân quy định: chủ tịch xã trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tuần; chủ tịch huyện tiếp công dân ít nhất 2 ngày trong 1 tháng; chủ tịch tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng.
Ông Khái cho rằng, việc người đứng đầu, chủ tịch tỉnh trực tiếp tiếp công dân thì tốt, nếu không thì cấp phó tiếp, phản ánh đầy đủ, tiếp nhận nội dung, thông tin của công dân và xử lý nghiêm túc.
Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị báo cáo giám sát có kiến nghị, giải pháp để thực hiện trong thời gian sắp tới.
Theo báo cáo, cơ quan hành chính các cấp đã tiếp 2.781.675 lượt công dân, có 24.363 lượt đoàn đông người.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương ở TP Hà Nội và TP HCM, đã tiếp 75.127 lượt; có 2.140 lượt đoàn đông người.
Các tòa án đã tiếp 482.426 lượt công dân, trong đó, có 200.484 lượt hướng dẫn, giải thích trực tiếp; 28.493 lượt có văn bản hướng dẫn, giải thích; tiếp 80 đoàn đông người.
Viện KSND các cấp đã tiếp 126.387 lượt, trong đó: hướng dẫn, giải thích trực tiếp 31.994 lượt, có văn bản hướng dẫn 9.515 lượt; tiếp 58 lượt đoàn đông người; 15 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà