Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Chủ nhật, 22/01/2023 - 06:35
(Thanh tra)- Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực nêu rõ: Từ năm 2012-2022, các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức Đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 29 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định, thành công của công cuộc đấu tranh PCTN là tòa án đã đưa ra bản án rất nghiêm khắc đối với các đối tượng tham nhũng, chủ mưu cầm đầu, nhưng cũng rất nhân văn đối với những người làm công ăn lương lần đầu phạm tội và không được hưởng lợi từ các tài sản tham nhũng. Đây là tạo cho người ta một con đường hoàn lương để có thể quay trở lại lương thiện. Các vụ án ngân hàng vừa qua là như vậy. Các cháu mới ra trường, phải làm theo lời của cấp trên, buộc phải làm sai, nhưng hoàn toàn không hưởng lợi thì tòa án phân hóa rất rõ ràng.
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm, Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra trên các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực hoặc có nhiều dư luận và những dấu hiệu vi phạm. Trong đó, chú trọng hình thức thanh tra đột xuất trong khi phát hiện dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, kiến nghị xử lý nghiêm minh nếu có vi phạm, nhất là kiến nghị bịt chặt những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách. Hàng năm, ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng đều phát hiện được những sơ hở, bất cập trong thể chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong cơ chế để tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, qua đó, kiến nghị khắc phục. Từ kinh nghiệm đó, Thanh tra Chính phủ đã giúp Chính phủ đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định của Luật PCTN về công khai, minh bạch theo hướng hiệu quả hơn, thực chất hơn.
Ông Võ Văn Dũng, Ủy viên TƯ Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương cho rằng, Ban Nội chính Trung ương cũng đã rất sâu sát và kiên trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng để tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực chỉ đạo, tạo ra cơ chế xử lý theo các cấp độ. Từ cơ chế này không ai được làm sai, bởi vì vừa phối hợp nhưng lại vừa giám sát lẫn nhau để làm cho đúng quy định của pháp luật.
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, không có một vụ tham nhũng nào sau một đêm… mà bao giờ cũng là một hành vi, một chuỗi hành vi của một tập thể, một nhóm lợi ích kéo dài một thời gian, dài nhiều năm, thậm chí là chục năm. Vì thế, lần này đồng chí Tổng Bí thư của Đảng ta đưa ra chống tiêu cực, tham nhũng, tức là phải ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng. Nếu như trước 10 năm đấy mà cái tiêu cực được phát hiện phòng, chống được thì rõ ràng không dẫn đến những vụ nghiêm trọng… Mặt đạo lý, đấy là cứu người, khi người ta vấp phải vấn đề nhỏ, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người ta, dẫn dắt người ta thành người tốt về mặt đạo lý… phát hiện sớm, xử lý đúng mức thì chắc chắn họ sẽ trở thành những con người tốt và tiếp tục có hiệu quả. Chính đây là tư tưởng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói. Không để họ hội tụ vào lao lý.
Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh: Chống tham nhũng đang tác động trực tiếp tới hoạt động đối ngoại. Trên phương diện chính trị về ngoại giao, các nước thấy rằng, Nhà nước lành mạnh, hiệu lực, hiệu quả, uy tín, người ta sẵn sàng thúc đẩy mở rộng quan hệ Việt Nam, cuộc đấu tranh này tác động trực tiếp đến mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên thế giới và khu vực.
Trả lời phỏng vấn báo chí, nhà báo Rina, Hãng Asia Today, Hàn Quốc nói: “Tôi đã xem nhiều bài viết và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng. Tôi thấy ông đưa vào nhiều yếu tố đạo đức và đạo lý, ông cho biết chống tham nhũng không chỉ là tiêu trừ một quốc nạn mà còn có ý nghĩa giáo dục xã hội, giáo dục con người. Điều này là rất đúng với một xã hội Á Đông vốn coi trọng đạo đức, coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội. Chính qua việc đề cao đạo đức, đạo lý, nhấn mạnh đến việc giáo dục con người thanh liêm mà nhằm được vào cái gốc của vấn đề, phòng ngừa được hành vi tiêu cực”.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành Văn bản số 04-TC/UBKT về thông cáo kết quả kỳ họp thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bùi Bình
20:37 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà