Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội: “Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng sẽ không bị chùng xuống”

Hương Giang

Thứ bảy, 12/12/2020 - 06:00

(Thanh tra) - Ông Đỗ Đức Hồng Hà, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV Báo Thanh tra.

Ông Đỗ Đức Hồng Hà, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: TN

“Tôi tin rằng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian tới nhất định có những chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng”, ông Đỗ Đức Hồng Hà nói.

Không còn chuyện “hạ cánh an toàn”

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng sự giám sát của Quốc hội, hành động của Chính phủ và các cấp, ngành, công tác PCTN được đánh giá là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Ông nhìn nhận thế nào về điều này?

Phải nói rằng, công tác đấu tranh PCTN thời gian qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

Đặc biệt, năm 2020, tình hình trong nước và quốc tế có những tác động lớn, chưa từng có do đại dịch Covid-19 và thiên tai gây ra. Kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái; các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngưng trệ.

Thế nhưng, công tác PCTN đã không “chững lại” hay “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” của Đảng.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm đồng bộ, toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, tạo bước đột phá mới trong đấu tranh PCTN.

Đơn cử, chỉ riêng từ sau phiên họp thứ 18 (25/7/2020) của Ban Chỉ đạo đến nay đã xử lý dứt điểm 12 vụ án, 4 vụ việc; kết thúc điều tra 13 vụ án/53 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ án/98 bị can; xét xử sơ thẩm sáu vụ án/33 bị cáo; xét xử phúc thẩm 4 vụ án/6 bị cáo.

Trong đó, đã tích cực, khẩn trương kết thúc điều tra, ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, có cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý và cán bộ liên quan nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp.

Hoạt động kiểm tra, giám sát trong Đảng do Ủy ban Kiểm tra và tổ chức Đảng các cấp thực hiện tiếp tục được tăng cường. Quốc hội đã cho ý kiến, thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng, góp phần hoàn thiện thể chế nhằm PCTN.

Chính phủ, các ngành, các cấp chú trọng đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng bộ máy chính quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, chú trọng thanh tra, kiểm toán các dự án đầu tư lớn, việc quản lý, sử dụng đất đai, tài chính công, tài sản công.

Cơ quan điều tra, Viện KSND, TAND thì tập trung khám phá, đẩy nhanh tiến độ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm…

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đó đã góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào công tác đấu tranh PCTN.

+ Với những kết quả đã đạt được, sẽ không còn chuyện “hạ cánh an toàn” nữa, thưa ông?

Như tôi đã nói, dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, khởi tố, xử lý nghiêm minh theo hướng làm rõ đến đâu, xử lý đến đó.

Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp tăng cường chỉ đạo, chủ động, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đối tượng, lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật nhiều cán bộ cao cấp do tham nhũng, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế.

Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng cũng tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao…

Những kết quả về phát hiện, xử lý tham nhũng đã có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng. Nhất là, khi có nhiều cán bộ, trong đó có cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương, tướng lĩnh quân đội, công an, kể cả những người đã về hưu bị kỷ luật, xử lý hình sự thì đúng là không còn chuyện “hạ cánh an toàn”.

Tiếp tục đẩy mạnh PCTN “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”

+ Một trong những lo ngại hiện nay là vẫn còn hiện tượng tham nhũng xảy ra trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật. Đâu là giải pháp căn cơ để phòng chống tình trạng này?

Đúng là thời gian qua vẫn còn hiện tượng này! Tình trạng tham nhũng ngay trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp, cơ quan có chức năng chống tham nhũng  làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Để khắc phục tình trạng này, tôi cho rằng, trước hết, Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao cần đánh giá đúng thực trạng tham nhũng trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trên cơ sở đó có giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bệnh cạnh đó, phối hợp với cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực trong PCTN... để tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh PCTN trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật.

+ Cử tri, nhân dân kỳ vọng rằng, sau nhiệm này, cuộc chiến PCTN sẽ không bị “chùng xuống”. Theo ông, kỳ vọng này có thành hiện thực?

Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều nhận định rằng, tình hình tham nhũng “vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện”.

Để đáp ứng được kỳ vọng của người dân, tôi cho rằng, năm 2021 và các năm tiếp theo, công tác đấu tranh PCTN cần tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, phát huy tối đa nhiều kết quả tích cực đã đạt được, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không có hạ cánh an toàn”.

Trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN ngày 25/11/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, những vụ án, vụ việc đã đề ra theo kế hoạch phải quyết tâm thực hiện cho bằng được, theo đúng tiến độ, làm ngày, làm đêm cũng phải làm.

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng chỉ đạo đã khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ án như vụ án “buôn lậu; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; vụ án “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI)…

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 10 vừa qua, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao “nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công tác PCTN của các bộ, ngành. Tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng; tập trung thanh tra những lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được dư luận xã hội quan tâm”.

Tôi tin rằng, cả hệ thống chính trị sẽ tiếp tục vào cuộc quyết liệt. Công tác đấu tranh PCTN thời gian tới nhất định có những chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, củng cố thêm niềm tin và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân là sau nhiệm này, cuộc chiến PCTN sẽ không bị “chùng xuống”.

+ Xin cảm ơn ông!

Sáng nay (12/12) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay.

Hội nghị được tổ chức tập trung tại hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội) và được truyền trực tuyến tới 82 điểm cầu tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ tư lệnh và tương đương trong Quân đội.

Đại biểu tham dự hội nghị tập trung khoảng 670 người, trong đó có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và Ban Chỉ đạo tổng kết công tác PCTN; thủ trưởng các ban, bộ, ngành Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy; Giám đốc Công an; Viện trưởng Viện KSND; Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

Ngoài ra, còn có khoảng gần 5.000 đại biểu tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến ở 82 điểm cầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm