Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 09/12/2020 - 18:11
(Thanh tra) - “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) không chỉ đạo cụ thể tội danh vụ án cụ thể mà đặt ra yêu cầu làm thế nào bảo đảm tiến độ, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không được thiên vị, không được oan sai, không được nhẹ tay mà phải nghiêm minh và đảm bảo được yêu cầu răn đe, cảnh tỉnh”, ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương cho hay.
Ông Võ Văn Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương. Ảnh: TN
Chiều ngày 9/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020.
Cuộc đấu tranh PCTN thực hiện quyết liệt, lan toả mạnh mẽ
Theo Ban Nội chính Trung ương, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng.
Trao đổi với báo chí, ông Võ Văn Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, để đạt được kết quả đó, ngoài nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, của Đảng, Nhà nước, Trung ương và địa phương thì vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban cực kỳ quan trọng.
“Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN vừa là cơ quan tham mưu trọng yếu của Đảng về PCTN, đồng thời là thiết chế trung tâm chỉ đạo, điều hoà, phối hợp tạo sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, kể cả lập pháp, hành pháp, tư pháp với các cơ quan tham mưu nội chính của Đảng, kiểm tra của Đảng”, ông Dũng thông tin.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cũng như đẩy nhanh tiến độ quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc, Ban Chỉ đạo đề ra cơ chế phối hợp 5 cấp độ.
“Trong quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án có nhiều vướng mắc, khó khăn đặt ra như chứng cứ, xác định tội danh… Theo luật hiện hành, các cơ quan tiến hành tố tụng làm theo luật, nhưng nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ thì sẽ kéo dài do nhận thực giữa các cơ quan tố tụng khác nhau”, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương giải thích.
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN không chỉ đạo tội danh vụ án cụ thể
Ông Dũng cũng nêu rõ từng cấp độ cụ thể. Theo đó, ở cấp độ 1, các vụ việc, vụ án đang được cơ quan tố tụng nào xử lý mà có khó khăn, vướng mắc thì thủ trưởng của ngành đó chủ trì cuộc họp liên ngành để tháo gỡ.
Như ở giai đoạn điều tra thì thủ trưởng cơ quan điều tra tổ chức 1 cuộc họp liên ngành mời Viện Kiểm sát, Tòa án, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương để trao đổi. Giai đoạn truy tố thì Viện Kiểm sát chủ trì, xét xử thì Toà án chủ trì. Nếu các cơ quan này chưa thống nhất được thì Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì họp liên ngành để bàn tháo gỡ, khó khăn vướng mắc.
Nếu Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì họp liên ngành mà vẫn chưa thống nhất được để xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì chuyển lên cấp độ 2.
Ở cấp độ 2 thì Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN chủ trì cuộc họp liên ngành.
Nếu cấp độ 2 chưa xong thì đến cấp độ 3 là họp tập thể Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương PCTN (gồm Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Nội chính, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội).
Cấp độ thứ 4 là họp toàn thể Ban Chỉ đạo Trung ương để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết vụ án, vụ việc nếu ở cấp độ 3 chưa xong.
Cấp độ thứ 5 là họp Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
“Thời gian qua, với cơ chế đó, tất cả khó khăn, vướng mắc của các vụ việc đã được giải quyết”, ông Võ Văn Dũng khẳng định.
Ngoài cơ chế, theo ông Dũng còn có các cơ chế khác. Đó là, cơ chế phối hợp giữa các cục, vụ cơ quan tư pháp với Ban Nội chính Trung ương. Hay chế độ thường xuyên hội ý giữa Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Trưởng Ban Nội chính Trung ương để giải quyết những vấn đề ra.
Thêm vào đó, còn có cơ chế là thành lập Ban Chỉ đạo về những vụ án, vụ việc cụ thể phức tạp.
Vậy Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo án như thế nào? Ông Dũng nêu rõ, “Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN không chỉ đạo cụ thể tội danh vụ án cụ thể mà đặt ra yêu cầu làm thế nào bảo đảm tiến độ, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không được thiên vị, không được oan sai, không được nhẹ tay mà phải nghiêm minh và đảm bảo yêu cầu răn đe, cảnh tỉnh”.
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương nói thêm, trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc nếu làm chậm trễ sẽ khiến người dân suy làm tại sao lại chậm trễ. Vì vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giám sát rất chặt chẽ để các cơ quan làm theo luật.
PCTN “không dừng, không nghỉ, không chùng xuống”
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN sẽ diễn ra vào ngày 12/12 để đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, việc tổ chức hội nghị, thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước, khẳng định công tác PCTN “không dừng, không nghỉ, không chùng xuống, mà ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn” như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Qua đó, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự đồng tình ủng hộ của xã hội đối với công tác đấu tranh PCTN.
Hội nghị được tổ chức tập trung tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội) và được truyền trực tuyến tới 82 điểm cầu tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ tư lệnh và tương đương trong Quân đội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ông Lữ Minh Thư, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa vừa bị Bộ Công thương đưa ra hình thức kỷ luật với mức cảnh cáo, dù ông này mới đảm nhiệm chức vụ cục trưởng chưa lâu.
Văn Thanh
13:18 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình