Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 13/11/2013 - 09:56
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại buổi đối thoại phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 12 giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ, các đối tác phát triển quốc tế diễn ra sáng 12/11 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Phương Hiếu
Phát biểu tại đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc các cơ quan đồng chủ trì đã lựa chọn chủ đề vai trò của doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong công tác PCTN cho đối thoại lần này.
Theo Phó Thủ tướng, các báo cáo tham luận và ý kiến thảo luận của các đại biểu đã nêu lên thực trạng tham nhũng, hối lộ trong khu vực doanh nghiệp và đã đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp có ý nghĩa thiết thực.
Phó Thủ tướng đồng tình với các báo cáo và ý kiến trao đổi rằng các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải giữ vai trò quan trọng, là người đề xuất, tổ chức thực hiện các sáng kiến trong cộng đồng các doanh nghiệp thành viên để các doanh nghiệp cùng hành động, thực hiện liêm chính.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để tham gia thúc đẩy thực hiện liêm chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ năm 2006 và hiện nay đang tích cực đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) và nhiều hiệp định thương mại tự do khác. Chính vì vậy, Việt Nam nhận thức rõ rằng, PCTN không chỉ là nhiệm vụ của Việt Nam mà còn là yêu cầu của các nhà tài trợ và là một nội dung quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương.
“Chúng tôi luôn xác định công tác PCTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó cộng đồng doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Từ trước tới nay, nhận thức xã hội thường cho rằng các doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, doanh nghiệp phải đưa hối lộ vì sự nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trình bày tại đối thoại lại cho thấy điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi, thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp thường chủ động thực hiện hành vi hối lộ nhằm đạt được những lợi thế không chính đáng trong cạnh tranh trên thương trường để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi có sai phạm.
Để PCTN đạt hiêu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu cần ngăn chặn và xử lý nghiêm những công chức, viên chức nhũng nhiễu, nhân hối lộ, mặt khác phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý hành vi đưa hối lộ, đặc biệt cần nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp coi hối lộ như một “giải pháp” trong kinh doanh, một cách thức để tạo lợi thế, hình thành “nhóm lợi ích”.
Toàn cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Phương Hiếu
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa dài, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều có quy mô nhỏ; kiến thức quản trị, quy trình kiểm soát nội bộ và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong đó việc thực hiện nguyên tắc liêm chính chưa được chú ý đúng mức.
Vì vậy, thực hiện liêm chính trong kinh doanh là việc làm cần thiết, nhưng nếu chỉ một vài doanh nghiệp hành động đơn lẻ thì sẽ rất khó thành công. Họ có thể bị phân biệt, đối xử, có thể mất cơ hội kinh doanh do các doanh nghiệp khác có được lợi thế cạnh tranh không chính đáng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ còn thêm khó khăn về nguồn lực, kinh nghiệm quản trị.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động cung cấp thông tin, chủ động phát hiện và thông báo kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng của cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước. Việc các doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động tố cáo hành vi tham nhũng sẽ góp phần quan trọng cùng các cơ quan chuyên trách đóng góp vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch để hành vi tham nhũng khó có thể phát sinh và tồn tại. Đây là việc đòi hỏi các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần tập trung tham mưu, đề xuất với Chính phủ để ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật về PCTN nhằm hạn chế tối đa các kẽ hở, tạo môi trường cho tham nhũng.
“Việt Nam luôn chào đón, mong muốn và sẽ làm hết sức mình để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính, gặt hái được thành công trong đầu tư, kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Những khuyến nghị, giải pháp được đưa ra trong buổi đối thoại này, sẽ được các cơ quan của Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu và cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN sẽ được ban hành trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền