Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 07/07/2014 - 21:09
(Thanh tra) - Ngày 7/7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức hội thảo xây dựng Dự thảo Nghị định về thực hiện kết luận thanh tra (KLTT) và Dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng chủ trì hội thảo.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng (giữa ảnh) chủ trì hội thảo. Ảnh: T.H
Đây là lần thứ 3 TTCP tổ chức hội thảo về nội dung này để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định. Trong buổi làm việc sáng nay, hội thảo tập trung lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Nghị định về thực hiện KLTT.
Ông Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP khẳng định: Việc thực hiện KLTT có ý nghĩa hết sức quan trọng đến hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, việc thực hiện kết luận thanh tra tỷ lệ thực hiện còn thấp, nhất là việc khắc phục hậu quả và xử lý cán bộ vi phạm phát hiện qua thanh tra.
Theo thống kê từ 2007 - 2011, tỷ lệ khắc phục hậu quả vi phạm theo KLTT rất thấp như: Thu hồi sau thanh tra về tài chính chỉ đạt khoảng 50%, về đất đai đạt khoảng 20% so với thất thoát do sai phạm kinh tế mà KLTT đã kết luận. Bên cạnh đó, mức độ quan tâm và việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương chưa thống nhất.
Nguyên nhân quan trọng nhất được ông Văn chỉ ra là do các quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Dự thảo Nghị định về việc thực hiện KLTT nhằm khắc phục những hạn chế trên.
Sau 2 lần tổ chức hội thảo trước, Ban Soạn thảo đã xây dựng bố cục của Dự thảo Nghị Định gồm 7 chương, 27 điều. Cụ thể: Những quy định chung; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước; trách nhiệm của đối tượng thanh tra; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; kiểm tra việc thực hiện KLTT; điều khoản thi hành
Nội dung chủ yếu của Dự thảo Nghị định gồm: Quy định chung; quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm của đối tượng thanh tra; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; kiểm tra việc thực hiện KLTT; điều khoản thi hành và xử lý vi phạm.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.H
Tại hội thảo sáng nay, các đại biểu tập trung thảo luận 7 nội dung chính:
Thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Nghị định.
Theo đa số ý kiến của các đại biểu dự hội thảo trước, Tổ Biên tập đề xuất phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là từ khi cơ quan có thẩm quyền ban hành KLTT, đồng thời quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện KLTT.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo cần quy định rõ việc thực hiện KLTT đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai: Bố cục của Dự thảo Nghị định.
Đa số các ý kiến cho rằng, nội dung trọng tâm của Nghị định là quy định trách nhiệm của chủ thể trong việc thực hiện KLTT, do đó sau Chương 1 (Những quy định chung) , mỗi chương tiếp theo của Dự thảo sẽ quy định trách nhiệm đối với từng nhóm chủ thể có liên quan trong việc thực hiện KLTT.
Ngoài ra, các ý kiến cho rằng, Chương 1 cần quy định khái quát trách nhiệm pháp lý của các nhóm chủ thể. Các chương tiếp theo của Dự thảo Nghị định cần quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của các nhóm chủ thể. Các chương tiếp theo cần quy định cụ thể trách nhiệm của các nhóm chủ thể trong việc thực hiện các mục tiêu - đầu ra quan trọng nhất của các hoạt động thanh tra, chẳng hạn xử lý sai phạm về kinh tế, xử lý "con người", khắc phục thiếu sót trong quản lý và hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Thứ ba: Nội dung trách nhiệm của chủ thể trong việc thực hiện KLTT được quy định tại các chương II, III, IV, V của Dự thảo cần được thể hiện hoặc bổ sung như thế nào?
Thứ tư: Việc xử lý vi phạm đối với các chủ thể có liên quan đến việc thực hiện KLTT được quy định rất khái quát, mang tính nguyên tắc tại Điều 25, Chương VI của Dự thảo đã hợp lý chưa? Hay cần phải thể hiện nội dung chi tiết hơn, chẳng hạn theo hướng mô tả các hành vi vi phạm của từng nhóm chủ thể và chế tài xử lý tương ứng?
Thứ năm: Cần “phân nhóm” như thế nào khi quy định về trách nhiệm của đối tượng thanh tra tại Chương III của Dự thảo Nghị định. Vì trong thực tiễn, đối tượng thanh tra không thuần nhất, mà rất phong phú về quy mô tổ chức và địa vị pháp lý.
Thứ sáu: Cần quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra tại Chương IV của Dự thảo Nghị định như thế nào để bảo đảm các yêu cầu pháp lý, chính trị, và thực tiễn trong trường hợp thủ trưởng cơ quan quản lý của đối tượng thanh tra là TTCP?
Thứ bảy: Cần thể hiện trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực như thế nào khi chủ thể này có liên quan đến việc thực hiện KLTT, nhưng không ở vị trí thủ trưởng của cơ quan thanh tra, cũng không ở vị trí thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra?
Phát biểu tại hội thảo, đa số các đại biểu đều cho rằng, cần thiết phải ban hành Nghị định quy định về thực hiện KLTT và thống nhất với một số nội dung chính mà bản Dự thảo đã nêu.
Ông Phan Đăng Toàn, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai: Nghị định về việc thực hiện KLTT như một “cây gậy” để cán bộ thanh tra thực hiện KLTT. Ảnh: Trần Hải
Ông Phan Đăng Toàn, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai khẳng định: Thực tế cho thấy, các KLTT còn thiếu tính khả thi, pháp luật chưa có biện pháp bảo đảm thực hiện hữu hiệu, việc đôn đốc kiểm tra còn chưa cao, vì vậy cần thiết phải xây dựng Nghị định về thực hiện KLTT. Nghị định như một “cây gậy” để cán bộ thanh tra thực hiện KLTT.
Tuy nhiên, ông Toàn cũng như nhiều đại biểu khác cho rằng, Dự thảo Nghị định cần bổ sung thêm chế tài xử lý.
Ông Toàn khẳng định, để làm một “cây gậy” cho cán bộ thanh tra, Dự thảo Nghị định cần phải quy định chi tiết về chế tài xử lý. Với trường hợp vi phạm này thì xử lý như thế nào? Trường hợp khác thì xử lý ra sao? Hình thức xử lý cũng cần được quy định rõ…
Đồng quan điểm với ông Toàn, ông Lê Văn Giáp, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An chia sẻ: KLTT ban hành rồi, nhưng thực hiện như thế nào mới là quan trọng. Thực tiễn chỉ ra, nhiều KLTT đã ban hành, nhưng đối tượng không thực hiện. Vậy chế tài xử lý thế nào? Rất khó, nhất là đối với những doanh nghiệp tư nhân.
Chung quan điểm cần phải có chế tài xử lý vào Dự thảo Nghị định, ông Đặng Nhật Tân, Phó Chánh Thanh tra Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thẳng thắn: Để thực hiện được KLTT là việc làm khó, 20 năm rồi vẫn vướng. Vì vậy, cần phải có chế tài đủ mạnh để xử lý sau thanh tra.
Chiều nay, hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về thực hiện KLTT và Dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
T.H
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương