Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 12/07/2022 - 14:27
(Thanh tra) - Trong Ngày Chống tham nhũng châu Phi 2022, Ban Cố vấn của Liên minh châu Phi (AU) về tham nhũng (AUABC) đã đưa ra các thông điệp chính, trong đó, nhấn mạnh, đã có và tiếp tục xảy ra tình trạng tham nhũng phổ biến trong việc mua sắm và ký hợp đồng liên quan đến COVID-19.
Ảnh: Ghanaweb
Chủ đề Ngày Chống tham nhũng châu Phi năm 2022
Tham nhũng là một rào cản đáng kể đối với nền dân chủ, bảo vệ nhân quyền và phát triển bền vững trên khắp châu Phi. Cách đây 19 năm, AU đã thông qua Công ước châu Phi về phòng ngừa và chống tham nhũng (AUCPCC) tại Maputo, Mozambique. Và, kể từ năm 2017, các quốc gia trong khu vực đã lấy ngày 11/7 hàng năm là Ngày Chống tham nhũng châu Phi.
Ngày Chống tham nhũng Châu Phi năm nay có chủ đề: “Những chiến lược và cơ chế quản lý minh bạch quỹ COVID-19”.
Theo AUABC, năm 2022 đánh dấu lần thứ sáu tổ chức Ngày Chống tham nhũng châu Phi. Đây sẽ là dịp để tất cả các bên liên quan chống tham nhũng phản ánh thực trạng cũng như đối thoại về các chiến lược và cơ chế được thực hiện về tính minh bạch trong quản lý quỹ COVID-19.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các phương tiện truyền thông đã tràn ngập tin tức về tham nhũng và quản lý quỹ yếu kém khi các chính phủ phản ứng với COVID-19. Những điều này liên quan đến việc thiếu tuân thủ các biện pháp minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình mua sắm, các trường hợp lãng phí, quản lý yếu kém trong việc mua sắm vật tư COVID-19 và những biện pháp cứu trợ khác như mạng lưới an toàn và chuyển tiền mặt.
Việc bỏ qua các quy định về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình có thể đã tác động đến các quốc gia vốn đang phải đối mặt với những thách thức về quản trị, do đó góp phần làm suy yếu hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng.
Cũng theo AUABC, Ngày Chống tham nhũng châu Phi 2022 cũng sẽ tập trung vào việc thực hiện AUCPCC đã được thông qua vào ngày 11/7/2003 và có hiệu lực vào năm 2006. Đến nay, Công ước đã được 47 quốc gia thành viên AU phê chuẩn. Kể từ khi Công ước được thông qua, các quốc gia châu Phi đã đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống tham nhũng, bao gồm việc ban hành luật pháp quốc gia và thành lập các cơ quan chống tham nhũng.
Do đó, các sự kiện trong dịp này sẽ tạo tiền đề cho một cuộc thảo luận lớn về lý do tại sao các quốc gia thành viên AU cần hướng tới việc khôi phục lòng tin của công chúng với các cơ chế đánh giá và hiệu quả của quỹ COVID-19. Từ đó, phản ánh vai trò của thanh niên, phụ nữ và công chúng trong cuộc thập tự chinh chống tham nhũng, đặc biệt là trong bối cảnh các trường hợp khẩn cấp như đại dịch.
Những thông điệp chính
Trong Ngày Chống tham nhũng ở châu Phi 2022, AUABC đưa ra các thông điệp chính, đó là:
- Đã có và tiếp tục xảy ra tình trạng tham nhũng phổ biến trong việc mua sắm và ký hợp đồng liên quan đến COVID-19. Các quốc gia thành viên AU cần phải làm nhiều hơn nữa để lấy lại lòng tin của công chúng;
- Đã có sự thao túng dữ liệu phổ biến và thiếu minh bạch trong cách các quốc gia thành viên xử lý các nguồn lực cho quỹ COVID-19. Việc mở và công bố dữ liệu trong tương lai sẽ hướng tới việc các chính phủ lấy lại lòng tin của công chúng;
- Sinh kế và giáo dục của nhiều người trẻ tuổi châu Phi bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cần có những cách tiếp cận phù hợp để cảnh báo cho thanh niên về sự nguy hiểm của tham nhũng nhưng quan trọng nhất là vai trò của họ trong việc chống tham nhũng;
- Các quốc gia thành viên cần thúc đẩy trách nhiệm giải trình và các biện pháp minh bạch trong mua sắm;
- Vấn nạn tham nhũng tràn lan trước khi COVID-19 gây nguy hiểm cho nhiều sinh kế của người châu Phi và vẫn tiếp diễn;
- Cần phải làm việc với xã hội dân sự và hỗ trợ công việc của họ trong việc giám sát chi tiêu và cung cấp dịch vụ y tế cho người dân của các quốc gia thành viên;
- Công nghệ là một công cụ rất quan trọng cần được khai thác để cải thiện tính minh bạch và giúp giảm cơ hội tham nhũng. Hệ thống mua sắm điện tử, ngân sách số hóa là con đường dẫn tới lòng tin của người dân.
TI nhắc nhở các nhà lãnh đạo AU về cam kết chống tham nhũng
Trong dịp này, 28 văn phòng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) trên khắp châu Phi đã gửi một bức thư ngỏ tới các nhà lãnh đạo AU, nhắc nhở họ về các cam kết chống tham nhũng và nhấn mạnh những biện pháp bổ sung chống tham nhũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
Các tổ chức nêu bật mối quan tâm của họ về sự phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19, vốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của tất cả công dân châu Phi và làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng. Cần phải có các quỹ lớn rộng để đảo ngược những tác động này, nhưng tham nhũng đe dọa việc tiền bị chuyển hướng ra khỏi các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe và thực phẩm. Do đó, các tổ chức này đang kêu gọi các chính phủ công khai thông tin mua sắm, đồng thời xử phạt và truy tố bất kỳ hành vi lạm dụng đối với tất cả quỹ phục hồi hậu COVID-19.
Tại châu Phi, hàng chục tỷ USD bị mất đi mỗi năm trong các quỹ bất hợp pháp. Đó là khoản tiền lẽ ra có thể được sử dụng vào các dịch vụ công thiết yếu cho người dân. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi cần đẩy nhanh các chiến lược để chống lại những dòng tài chính bất hợp pháp này và thực hiện các cải cách như yêu cầu "biết khách hàng của bạn là ai" và chấm dứt cấu trúc công ty bí mật.
Mặc dù việc hầu hết các quốc gia châu Phi đã phê chuẩn AUCPCC là đáng mừng, nhưng việc thực thi và chuyển đổi điều này thành hành động ở cấp quốc gia còn chưa như mong đợi.
Ông Rueben Lifuka, Phó Chủ tịch TI, cho rằng: "Đây là thời điểm quan trọng đối với khu vực và người dân châu Phi. Nếu nạn tham nhũng không được giải quyết khẩn cấp, nó sẽ cản trở nỗ lực tái thiết sau đại dịch tàn khốc và cản trở hy vọng của khu vực về việc vạch ra con đường dẫn đến một tương lai mạnh mẽ hơn".
Cũng theo ông Lifuka, quản lý một cách công bằng và minh bạch đối với các quỹ phục hồi hậu COVID-19 có quy mô rộng lớn và ngăn chặn hàng tỷ đô la rời khỏi khu vực một cách bất hợp pháp nên là vấn đề hàng đầu của tất cả các nhà lãnh đạo.
"Vào Ngày Chống tham nhũng châu Phi năm nay, chúng ta cần AU và chính phủ các quốc gia châu Phi chú ý đến các chuyên gia chống tham nhũng và hành động cải cách chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, dứt khoát”, đại diện TI nhấn mạnh.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng mới nhất cho thấy tham nhũng trong khu vực công trên toàn châu Phi chỉ ở mức trung bình 33 - đây là điểm số khu vực thấp nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, theo khảo sát lớn và chi tiết về trải nghiệm tham nhũng trực tiếp của người dân, Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) - khu vực châu Phi, có hơn 1/4 người dân trên khắp châu Phi đã phải trả hối lộ để có thể tiếp cận các dịch vụ công.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh