Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng gây thiệt hại 1,6% GDP quốc gia

Hoài Phương

Thứ tư, 27/04/2022 - 17:48

(Thanh tra) - Tham nhũng là một tội phạm có hệ thống phức tạp, làm suy yếu các thể chế và gây thiệt hại ít nhất 1,6% GDP quốc gia, theo báo cáo mới đây của Hội đồng Tài chính, Kinh doanh Serbia.

Ảnh: Shutterstock / BalkansCat

Phân tích về tác động của tham nhũng, ông Dejan Šoškić, giáo sư tại Khoa Kinh tế, Đại học Belgrade, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Serbia, nhấn mạnh, tham nhũng giống như một căn bệnh ác tính khiến nền kinh tế trì trệ, giảm khả năng cạnh tranh, gia tăng nghèo đói và nợ quốc gia.

Theo ông Šoškić, người đóng thuế phải gánh chịu thiệt hại do tham nhũng gây nên.

Tất cả những điều này ngăn cản sự đổi mới, làm tiêu hao năng lượng kinh doanh vì nó khuyến khích những người tham nhũng chứ không phải những người có kiến thức, năng lực và hiệu quả công việc.

“Khi những người này không bị trừng phạt, tham nhũng sẽ tạo ra tham nhũng mới và lạm dụng gây phương hại cho sự phát triển; thúc đẩy những công dân trung thực với năng lực và sự hiểu biết rời khỏi đất nước”, ông Šoškić nói thêm.

Ông Dejan Šoškić, giáo sư tại Khoa Kinh tế, Đại học Belgrade, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Serbia. Ảnh: Blic

Trong những năm qua, Chính phủ Serbia đã ban hành một số bộ luật mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng. Có thể kể đến như: Luật Tổ chức và Quyền hạn của các cơ quan chính phủ trong việc trấn áp tội phạm có tổ chức, khủng bố và tham nhũng có hiệu lực thi hành tháng 3/2018. Luật này quy định các cơ quan có thẩm quyền điều tra và truy tố các vụ án tham nhũng.

Tháng 11/2018, Luật Vận động hành lang cũng được thông qua vào và có hiệu lực vào tháng 8/2019, với mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch và bảo vệ lợi ích công trong quá trình tác động đến các quan chức và tổ chức nhà nước.

Tháng 5/2019, Serbia ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng mới. Luật này cải thiện một vài quy định về quyền hạn của Cơ quan Chống tham nhũng (ACA) liên quan đến việc kiểm soát khai báo tài sản của người có chức vụ và về việc bổ nhiệm các quan chức ACA.

Tiếp đó, tháng 12/2019, Luật Mua sắm công được thông qua. Mặc dù đã tuân theo các chỉ thị của EU, nhưng nó cũng được phát hiện là chưa hiệu quả vì có sự mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Serbia...

Việc ngăn chặn vấn nạn tham nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với quốc gia này.

Theo đánh giá Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, từ năm 2016 đến nay chứng kiến sự đi xuống trong các nỗ lực chống tham nhũng của quốc gia Balkan này. Điểm số CPI của Serbia giảm từ 42 điểm (năm 2016) xuống còn 38 (năm 2021).

Hiện, Serbia xếp thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm