Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Quan hệ hợp tác chiến lược Nhật-Việt là tất yếu”

Thứ ba, 01/01/2013 - 15:02

Năm 2013, hai nước Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2013). Bốn thập kỷ qua đã chứng kiến những thăng trầm trong quan hệ hai nước và ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược của nhau.

Đại sứ Yasuaki Tanizaki. (Nguồn: Vietnam+)

Nhân dịp bước sang năm 2013, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Yasuaki Tanizaki đã dành cho phóng viên Vietnam+ cuộc trao đổi về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

- Thưa Đại sứ, ông có thể điểm lại những nét lớn trong quan hệ hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong 40 năm qua?

Đại sứ Yasuaki Tanizaki: Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã không ngừng phát triển, được đẩy mạnh và nâng cao trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt trên 21 tỷ USD và trong sáu tháng đầu năm 2012 đạt 11,7tỷ USD, hứa hẹn một kết quả đáng mừng trong cả năm.

Trong khi đó, về đầu tư, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 27 tỷ USD. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 4 tỷ USD và xu hướng này vẫn đang tiếp tục. Thậm chí, nhiều kỳ vọng được đặt ra rằng, sẽ có một làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.

Không chỉ về kinh tế, Việt Nam và Nhật Bản còn hợp tác tốt trong nhiều lĩnh vực như du lịch, văn hóa... Với sự phát triển ngày càng tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, Nhật Bản cam kết ủng hộ Việt Nam thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hòan thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhiều năm nay, Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Không chỉ ở cấp Chính phủ, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam từ các công ty tư nhân của Nhật Bản cũng chiếm số lượng lớn. Sau đợt ký công hàm trao đổi, tổng vốn ODA mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam trong tài khóa 2011 đã lên mức kỷ lục, đạt hơn 208 tỷ yen (gần 2,5 tỷ USD), cao nhất từ trước tới nay. Những đồng vốn này đã và đang được sử dụng hiệu quả, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng phát triển kinh tế-xã hội cho Việt Nam.

Trước tiên, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam xác định viện trợ tập trung vào mục tiêu hòan thành công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020. Việt Nam đã xác định ba lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả ba lĩnh vực này.

Ngoài ba lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chịu nhiều bão, lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xã hội... tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.

- Đại sứ cho biết động lực nào đã giúp Việt Nam và Nhật Bản vượt qua những thăng trầm trong quan hệ hai nước và trở thành đối tác chiến lược của nhau?

Đại sứ Yasuaki Tanizaki: Tôi làm Đại sứ ở Việt Nam đã được hai năm, trong thời gian đó, tôi đã có dịp tiếp xúc, làm việc với các vị lãnh đạo cấp cao và các bộ ngành của Việt Nam, qua đó, tôi hiểu hơn về quan hệ giữa hai nước chúng ta. Có thể nói, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua đã phát triển tốt đẹp và việc hai nước phát triển mối quan hệ trở thành hợp tác chiến lược là rất tự nhiên, như một tất yếu.

Tôi đã suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của sự “tự nhiên” này, đó chính là xuất phát từ văn hóa của mỗi nước, từ những điểm tương đồng của người dân hai nước. Nhân dân hai nước kính trọng nhau, người Nhật Bản kính trọng người Việt Nam đã vượt qua những thời gian dài khó khăn, cực khổ, giành được độc lập, tự do cho đất nước.

Ngược lại, người Việt Nam cũng kính trọng người Nhật Bản. những tình cảm đó đã là nền tảng vũng chắc cho sự phát triển của quan hệ hai nước suốt những năm qua đồng thời giúp quan hệ hai nước phát triển một cách tự nhiên.

- Bước sang 2013, hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, phía Nhật Bản đã có những kế hoạch gì cho năm nay?

Đại sứ Yasuaki Tanizaki: Nhật Bản và Việt Nam đang cùng bước vào năm kỷ niệm đánh dấu chặng đường 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Hai nước đã có kế hoạch tổ chức một số sự kiện nhân năm kỷ niệm này. Tôi được Chính phủ Nhật Bản giao cho làm trưởng ban tổ chức năm hữu nghị Nhật-Việt và được biết, phía Việt Nam do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban tổ chức năm hữu nghị Việt-Nhật.

Ở Nhật Bản, sự kiện này đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... Các sự kiện sẽ triển khai trong năm tới tập trung nhiều đến đối tượng là thế hệ trẻ, với mong muốn để thế hệ trẻ hiểu hơn và tiếp nối, giữ gìn, phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Một số hoạt động dự kiến sẽ được tổ chức như tổ chức những trận bóng đá giao hữu, biểu diễn thời trang, lễ hội ẩm thực... Nhật Bản cũng mong muốn giới thiệu đến người dân Việt Nam những công nghệ tiên tiến mới nhất của mình, trong đó có cả những công nghệ về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Người dân Nhật Bản vẫn chưa quên, sau trận động đất-sóng thần năm 2011 gây nhiều thiệt hại nặng nề, nhân dân Việt Nam đã ủng hộ, chia sẻ những mất mát, đau thương với người dân Nhật Bản và nhiều sự kiện sẽ diễn ra trong năm nay sẽ là lời cảm ơn của nhân dân Nhật Bản với nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, còn một số hoạt động thú vị khác nhưng tôi nghĩ sẽ giữ lại một chút để mọi người đón chờ.

- Xin cảm ơn Đại sứ!

(Theo Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm