Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 25/03/2017 - 06:34
(Thanh tra)- Nhật báo The Guardian vừa đăng tải một điều tra chỉ rõ một loạt ngân hàng ở Anh, trong đó có nhiều "ông lớn" trong ngành ngân hàng nước này (như HSBC, Barclays, Ngân hàng Hoàng gia Scotland), đã tham gia vào đường dây rửa tiền với tổng giá trị ước tính khoảng 685 triệu euro (tương đương 740 triệu USD).
Nhiều ngân hàng tên tuổi ở Anh đang bị tố rửa hàng trăm triệu USD. Ảnh: AFP
17 ngân hàng, 500 người có liên quan
Theo nhật báo The Guardian, đây được cho là nguồn tiền "bẩn" do các tổ chức tội phạm ở Nga chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài trong khoảng thời gian từ năm 2010-2014, và tờ The Guardian khẳng định cuộc điều tra của họ vẫn đang tiếp tục và sẽ có thêm nhiều thông tin bất ngờ hơn nữa.
Theo con số ban đầu được đưa ra trong bài điều tra, có 17 ngân hàng, tổ chức tài chính có trụ sở tại Anh hoặc thông qua các chi nhánh ở nước ngoài tham gia vào đường dây rửa tiền này. Nguồn tiền "bẩn" được chuyển từ Nga sang Anh, với số người liên quan tới hoạt động rửa tiền lên tới 500 người, bao gồm các quan chức Nga, các nhân viên ngân hàng ở TP Moscow, thậm chí có cả các nhân viên tình báo… Theo tiết lộ của tờ The Guardian, tham gia rửa tiền có cả 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nga. Số tiền chuyển bất hợp pháp thông qua các ngân hàng ở Anh chắc chắn là tiền tham nhũng, biển thủ, nhận hối lộ của các quan chức hoặc là tiền "bẩn" của các băng nhóm tội phạm ở Nga.
Trong khi đó, theo một bản báo cáo kết quả điều tra của Tổ chức Phòng, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức quốc tế (tổ chức phi Chính phủ), thì tổng số tiền được chuyển một cách bất hợp pháp ra khỏi Nga trong khoảng thời gian từ năm 2010-2014 lên tới 20 tỷ USD, dưới nhiều cách thức khác nhau, trong đó chủ yếu là "rửa tiền" thông qua các ngân hàng và tổ chức tài chính, với số giao dịch thực hiện trót lọt là hơn 70.000 lần.
HSBC "rửa" nhiều nhất
Theo The Guardian, tham gia vào đường dây rửa tiền này không thể không nói đến "vai trò" quan trọng của các công ty luật. Phần lớn những công ty luật tham gia vào đường dây rửa tiền đều có trụ sở ở nước ngoài, và kết quả điều tra của The Guardian cho thấy, không ai biết người chủ thực sự của những công ty luật này là ai, bởi theo quy định của một số quốc gia và vùng lãnh thổ được cho là thiên đường về thuế thì danh tính của chủ doanh nghiệp luôn được giấu bí mật tuyệt đối. Chỉ biết, những công ty luật này đã tư vấn cho các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Anh "rửa tiền bẩn" trót lọt được 1.920 lần, còn các ngân hàng của Mỹ đặt chi nhánh tại Anh là 373 lần.
Nhờ sự trợ giúp của các công ty luật, các ngân hàng ở Anh đã thực hiện trót lọt hàng nghìn giao dịch với số tiền 740 triệu USD, trong đó HSBC được cho là tích cực "rửa tiền" nhất với số tiền là 505 triệu euro (545 triệu USD), được thực hiện thông qua chi nhánh tại Hồng Kông (Trung Quốc).
"Tích cực" thứ 2 là Ngân hàng Hoàng gia Scotland với số tiền "rửa" được là 105 triệu euro (113 triệu USD). Số còn lại do nhiều ngân hàng khác nhau thực hiện, trong đó có cả ngân hàng tư nhân và những ngân hàng tên tuổi ở Anh như Barclays, Lloyds Banking Group… cùng với một số chi nhánh của ngân hàng Mỹ tại Anh như Citibank, Bank of America…
Mặc dù chưa có động thái gì "đáp trả" bài điều tra của nhật báo The Guardian, nhưng hầu hết các ngân hàng bị nêu trong bài điều tra đều khẳng định họ luôn tuân thủ các quy tắc chặt chẽ trong việc chống rửa tiền, và sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra của Anh để làm rõ về vụ bê bối này, nếu được yêu cầu.
Sau khi tờ The Guardian đăng tải bài điều tra, Cảnh sát Hoàng gia Anh cho biết họ đang nghiên cứu, đánh giá về những thông tin do tờ The Guardian tiết lộ, và nếu thấy có cơ sở thì sẽ lập tức mở một cuộc điều tra chính thức về hành vi rửa tiền liên quan đến một loạt ngân hàng tại Anh. Tuy nhiên, Cảnh sát Hoàng gia Anh nhấn mạnh, vì đây là vụ việc rất phức tạp, đặc biệt là rất khó điều tra nguồn gốc "tiền bẩn" (có thể là tiền của băng nhóm tội phạm, tiền tham nhũng, biển thủ… nhưng lại diễn ra ở nước ngoài). Thế nên, khi có đầy đủ thông tin xác thực và sự phối hợp của nhiều cơ quan trong và ngoài nước sẽ mở cuộc điều tra chính thức về vụ bê bối rửa tiền này.
Nhật Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền