Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm thế nào để IMF giữ đà chống tham nhũng?

Thứ sáu, 13/09/2019 - 06:35

(Thanh tra)- Ngày 12/9, bà Christine Lagarde thôi giữ chức Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Liệu sự tập trung của IMF vào công cuộc chống tham nhũng có còn được tiếp tục?

Ngày 12/9, bà Christine Lagarde rời ghế Giám đốc Điều hành IMF. Ảnh: IMF/flickr

Theo nhận định của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), trong những năm gần đây, IMF đã nhiều lần thể hiện tham vọng là cơ quan đóng vai trò hàng đầu trong giải quyết nạn tham nhũng trên toàn thế giới. Dưới sự lãnh đạo của bà Christine Lagarde, IMF đã đưa ra các cam kết công khai tại Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế về chống tham nhũng lần đầu tiên được tổ chức ở Thủ đô London, Anh, năm 2006, và trong cuộc họp cấp cao tại Hội nghị Chống tham nhũng Quốc tế năm 2018 (IACC), tại Đan Mạch.

Tháng 4 năm nay, Báo cáo Giám sát Tài chính của IMF tập trung đặc biệt vào việc kiềm chế tham nhũng, bên cạnh các khuyến nghị thông thường cho chính sách tài chính công của Chính phủ các nước. IMF cũng có tiếng nói quan trọng để hỗ trợ các nỗ lực chống tham nhũng tại các cuộc họp của Nhóm Công tác chống tham nhũng G20. Năm ngoái, Quỹ đã cho ra mắt một tổ chức mới để tham gia với các quốc gia về các vấn đề liên quan đến quản trị và tham nhũng.

Chúng ta thực sự muốn thấy IMF làm được nhiều hơn thế trong cuộc chiến chống tham nhũng. Những gì Quỹ đã làm là một sự khởi đầu đáng kể để IMF thực hiện tốt vai trò của mình. Sự ra đời và hoạt động của IMF là nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo trên toàn thế giới. Và, tất cả mọi người đều thấy rõ, những mục tiêu này không thể đạt được khi tham nhũng được cho phép phát triển.

Cơ cấu tổ chức mới của Quỹ là một sự công nhận về điều đó. Các biện pháp mà các quốc gia thực hiện để tạo thuận lợi cho thương mại hoặc tăng cường phát triển bền vững khó có thể thành công, nếu họ không cùng một lúc tiến hành các giải pháp giảm thiểu rủi ro tham nhũng. Điều này có nghĩa là, cần thực thi các biện pháp cụ thể để tăng tính minh bạch, tính liêm chính và trách nhiệm giải trình. Cơ cấu tổ chức mới phải là một cách để đánh giá và đề xuất các khuyến nghị chính sách cụ thể.

IMF vẫn còn một chặng đường dài để giải quyết nạn tham nhũng, đánh giá các quốc gia thành viên “một cách có hệ thống, hiệu quả, thẳng thắn và tôn trọng sự thống nhất trong đối xử” như đã cam kết. Việc phát triển và thực hiện một phương pháp rõ ràng, minh bạch và mạnh mẽ để đánh giá các quốc gia là một bước thiết yếu.

Xã hội dân sự có thể giúp cung cấp mục tiêu này. TI đang phát triển đề xuất của riêng mình về phương pháp như vậy, với các chỉ số liên quan đến tham nhũng cụ thể trong các lĩnh vực mà IMF sẽ đánh giá, bao gồm: Quản lý thuế, quản lý tài chính công, mua sắm công, giám sát và điều chỉnh của ngân hàng Trung ương, quy định pháp luật và chống rửa tiền.

Thể chế, pháp luật, thực thi

Một phần quan trọng trong các khuyến nghị của TI là sự minh bạch về người thực sự sở hữu các công ty. IMF có thể chống tham nhũng đáng kể bằng cách đánh giá liệu chủ sở hữu thực sự của một công ty có được xác định rõ ràng hay không, với thông tin sẵn có công khai với công chúng trong sổ đăng ký trực tuyến miễn phí do chính quyền xác minh.

Thứ 2, IMF có thể giải quyết tốt hơn những tác động xấu của tham nhũng do các công ty đa quốc gia gây ra, nếu họ xem xét các quốc gia thành viên trong việc lập pháp và thực thi pháp luật chống lại hối lộ nước ngoài một cách chủ động và thụ động, cũng như những hậu quả của những tội ác đó.

Thứ 3, IMF có thể giúp tăng cường luật pháp ở một quốc gia bằng cách kiểm tra các tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch trong tuyển dụng các thẩm phán và các quan chức tòa án khác; và thủ tục tiêu chuẩn đối với các thông lệ quốc tế để thúc đẩy sự liêm chính tư pháp.

Quan trọng, tham nhũng không phải là một vấn đề bổ sung có thể được xử lý một mình nó. Bất kỳ chức năng Nhà nước nào được IMF phân tích phải luôn được tính đến và kết hợp với các rủi ro và biện pháp đối phó tham nhũng.

Thúc đẩy sự tham gia của xã hội dân sự

Nhiệm vụ của IMF trong cơ cấu tổ chức mới có đánh giá bản chất và mức độ nghiêm trọng của các lỗ hổng quản trị, bao gồm cả tham nhũng. Đây không phải là một lĩnh vực có thể dễ dàng được giải quyết trong một chuyến thăm, làm việc ở một quốc gia điển hình, và sẽ thật “ngây thơ” nếu chỉ dựa vào sự tự đánh giá của Chính phủ các nước.

IMF, và cụ thể là Giám đốc Điều hành vừa mãn nhiệm, đã công nhận xã hội dân sự đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, Quỹ không có chính sách rõ ràng để thu hút xã hội dân sự tham gia vào các đánh giá quốc gia và các quốc gia thành viên khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Xã hội dân sự không chỉ là một nơi để giám sát, mà còn có thể cung cấp các thông tin ban đầu mang tính phi đảng phái, cập nhật liên tục, dựa trên bằng chứng trong suốt quá trình đánh giá. Cộng đồng chống tham nhũng bao gồm các nhà cải cách, nhà công nghệ và chuyên gia về chính sách có thể gia tăng giá trị cũng như cân bằng đối với đánh giá riêng của Chính phủ. 

Theo quan điểm của TI, các khuyến nghị từ các cơ quan quốc tế hiếm khi đủ để dẫn đến các thay đổi trên thực tế. Sự tham gia của xã hội dân sự được duy trì là điều cần thiết để giữ các Chính phủ có trách nhiệm với những người mà họ phải phục vụ.

Rõ ràng, suy nghĩ toàn cầu

Tham nhũng ở một quốc gia thường được tạo điều kiện bởi những điểm yếu trong cơ chế chống rửa tiền của một quốc gia khác, mà theo như IMF gọi đó là “spillovers” (sự tràn tín hiệu). Đến lúc Quỹ phải công nhận rõ ràng các trường hợp có tác động lan tỏa tiêu cực.

Rõ ràng hơn cũng là cần thiết trong cách thức và thời điểm IMF tiến hành đánh giá rủi ro tham nhũng là một vấn đề trong kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu của riêng IMF cho thấy, trên khắp thế giới, tham nhũng đã làm ngân sách Nhà nước mất 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Người ta có thể băn khoăn: Khi nào thì rủi ro tham nhũng không còn là một vấn đề trong kinh tế vĩ mô, đặc biệt là về lâu dài?

Các bước tiếp theo

Vào những năm 1990, khi IMF đang thiết lập cơ cấu quản trị và TI cũng đang còn ở giai đoạn đầu hoạt động, thách thức đặt ra là làm sao để đưa vấn đề tham nhũng vào chương trình nghị sự, để đơn giản nhận ra nó là một vấn đề cần giải quyết.

Còn hiện nay, ở thời điểm 2019, người ta đã thừa nhận rằng sự phát triển bền vững và giảm nghèo bị phá hoại bởi tham nhũng. TI có các thỏa thuận ký kết và các tổ chức mang tính toàn cầu, luật pháp các quốc gia và những cam kết chính trị để giải quyết vấn nạn tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện những điều này như vấn đề hàng đầu còn chưa nhất quán. Đã đến lúc Chính phủ và các tổ chức khác thực hiện nhiều hơn nữa cam kết chống tham nhũng mà họ đã đưa ra.

Điều quan trọng là Giám đốc Điều hành sắp tới của IMF bảo đảm tiếp tục ưu tiên chống tham nhũng và các tiến bộ trong cách thức mà IMF tham gia vào vấn đề này.

Nhà kinh tế người Bulgaria và Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới Kristalina Georgieva hiện là ứng cử viên duy nhất cho vai trò này. Đáng khích lệ, bà Georgieva đã khẳng định tầm quan trọng của chương trình nghị sự chống tham nhũng trong nhiều dịp. Trong bối cảnh phải giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của thời đại, bất cứ ai ngồi vào “ghế nóng” đều cần nắm bắt cơ hội để tăng cường hơn nữa vai trò quan trọng của IMF trong việc chấm dứt tham nhũng.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm