Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/10/2012 - 08:09
(Thanh tra) - Các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo quân đội Zimbabwe giết hại những người thợ mỏ tại Marange và áp dụng chế độ lao động cưỡng bức tại các mỏ kim cương. Nhóm bênh vực nhân quyền đã yêu cầu một vài ngân hàng (NH) lớn đánh giá lại liên hệ của họ với các NH tại Zimbabwe vì cho rằng có sự gián tiếp hỗ trợ việc buôn bán kim cương máu.
Ảnh minh họa
Theo Tổ chức Partnership Africa Canada có trụ sở ở Ottawa, Canada, các NH, trong đó có NH Barclays của Anh và Standard của Nam Phi, đều không tham gia vào việc buôn bán kim cương Zimbabwe. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, tổ chức này cho rằng, các NH đó liên kết với các NH Zimbabwe có liên hệ với các mỏ kim cương Marange.
Trong thông cáo gửi đi sau đó cho giới truyền thông, NH Standard đã bác bỏ tố giác của Partnership Africa Canada và cho rằng, tổ chức này ngộ nhận liên hệ của họ với NH Thương mại Zimbabwe. Ông Ross Windstorm, Người Phát ngôn của NH Standard cho biết, họ đại diện cho những khách hàng có cổ phần tại NH Zimbabwe, nhưng bản thân Standard không sở hữu những cổ phần đó.
Đầu năm 2010, Nhóm Kimberley (hay Kimberley Process - Tiến trình Kimberley) - nhóm theo dõi các loại kim cương máu (thuật ngữ dùng để miêu tả các loại đá quý được khai thác và bán để lấy tiền sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang) nói rằng họ đang chú ý đến hoạt động buôn bán loại đá quý này xuất phát từ Zimbabwe.
Theo quyết định được đưa ra trong cuộc họp tại Namibia, Nhóm Kimberley sẽ gửi người đến Zimbabwe để chứng nhận kim cương của nước này đáp ứng các tiêu chuẩn của nhóm.
Thay mặt Chính phủ Zimbabwe, Bộ trưởng Hầm mỏ Obert Mpofu đã ngay lập tức bày tỏ hài lòng trước quyết định đầy thiện chí này.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền thì lại muốn cả thế giới không mua bán kim cương của Zimbabwe. Thể hiện sự thất vọng, Tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch tố giác quân đội Zimbabwe giết hại và bóc lột công nhân tại mỏ Marange và đứng đầu đường dây buôn lậu kim cương tại đó.
Vào tháng 6/2010, trong một thông cáo báo chí, Kimberley Process cho biết, Chính phủ Zimbabwe đã đáp ứng tiêu chuẩn của tổ chức và có thể sớm tiếp tục việc xuất khẩu kim cương khai thác từ các mỏ gây nhiều tranh cãi của nước này.
Dù các tổ chức nhân quyền cho biết có bằng chứng cho thấy tình trạng tại các mỏ ở Marange chưa được cải thiện, nhưng Kimberley Process vẫn khẳng định Zimbabwe đã đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo nguyên tắc chứng nhận của Kimberley trong việc mua bán kim cương thô (chưa được mài dũa). Trước đó, hồi năm 2009, nhóm này đã đình chỉ việc mua bán kim cương của các mỏ ở Marange sau khi các tổ chức bênh vực nhân quyền nói rằng quân đội Zimbabwe đưa lậu các loại đá quý ra khỏi đất nước và ngược đãi thường dân làm việc tại các mỏ này.
Nhóm Kimberley Process cho Zimbabwe thời hạn chót là tháng 6/2010 để giải quyết vấn đề và đã phái nhà quan sát Abby Chikane của Nam Phi tới đánh giá các tiến bộ.
Vào tháng 10/2011, Zimbabwe đã đạt được một thỏa thuận bán kim cương khai thác từ các mỏ trong khu vực Marange.
Hội đồng Kim cương Thế giới cho biết, thỏa thuận đạt được tại một cuộc họp ở Thủ đô Kinshasa của Congo, đã được Tiến trình Kimberly phê chuẩn, cho phép 2 mỏ tại Marange bán kim cương trên thị trường quốc tế. Mỏ thứ ba, do Công ty Angin của Trung Quốc khai thác, sẽ được phép bán kim cương trở lại sau khi được các thành viên theo dõi của Tiến trình Kimberly phê chuẩn.
Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền vẫn lên tiếng tố cáo Zimbabwe bố trí binh sỹ tại khu vực Marange, giết hại và tra tấn thường dân. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng, những người thân cận của Tổng thống Robert Mugabe và Đảng của ông buôn lậu, ăn chặn thu nhập do việc bán kim cương từ các mỏ này đem về.
Về phía mình, một lần nữa Bộ trưởng Hầm mỏ Obert Mpofu khẳng định Chính phủ Zimbabwe sẽ thực hiện đúng những quy định của Tiến trình Kimberly.
Tại Sierra Leone, trong một báo cáo (do Tổ chức Partnership Africa Canada và The Network Movement for Justice and Development có trụ sở ở Freetown, Nam Phi, cùng soạn thảo), tổ chức phi Chính phủ Diamond Industry Annual Review cho biết nước này đã có tiến bộ trong việc chấm dứt buôn bán kim cương máu.
Theo Diamond Industry Annual Review, Sierra Leone đang biến kim cương trước đây từng gây ra các vụ xung đột thành nguồn vốn để phát triển. Sở dĩ có sự thay đổi này là nhờ Sierra Leone đã tham gia vào Tiến trình Kimberley để chứng thực rằng những viên kim cương được bán ra không phải từ tay quân nổi dậy hay những kẻ buôn lậu, Diamond Industry Annual Review cho biết.
Kim cương máu từng được dùng để tài trợ cho cuộc nội chiến kéo dài cả chục năm tại Sierra Leone, mãi cho đến năm 2002 mới được tuyên bố kết thúc.
Tuy nhiên, báo cáo do Partnership Africa Canada và The Network Movement for Justice and Development cùng soạn thảo cũng cảnh báo rằng các điều kiện làm việc của các thợ mỏ kim cương ở Sierra Leone rất tệ hại. Hầu hết các thợ mỏ phải làm việc trong những điều kiện không tốt cho sức khỏe trong khi mỗi ngày chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD.
Liên quan đến những viên kim cương máu, hồi tháng 8/2010, một nhà quản trị trong Hội Từ thiện Mandela đã từ chức sau tiết lộ rằng ông nhận những viên kim cương từ siêu người mẫu Anh Naomi Campbell vào năm 1997.
Ông Jeremy Ractliffe, người đứng đầu Quĩ Nhi đồng Nelson Mandela vào thời điểm đó, thừa nhận đã giữ những viên đá này sau khi siêu mẫu Naomi Campbell nhắc đến chúng trong phiên khai chứng tại phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh đối với cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor ở La Haye. Ông Charles Taylor bị cáo buộc đã cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy ở Sierra Leone để đổi lấy kim cương.
Khi đó, các công tố viên đã tìm cách chứng minh đó là những viên kim cương máu mà cựu lãnh đạo Liberia tặng siêu mẫu sau bữa tiệc từ thiện ở Nam Phi do Tổng thống Nelson Mandela khoản đãi.
Siêu mẫu Naomi Campbell cũng thừa nhận đã nhận “vài viên đá nhơ bẩn” từ hai người đàn ông khi họ nói với cô rằng “đó là một món quà”. Tuy nhiên, sau đó siêu mẫu đã tặng cho Quĩ Nhi đồng Nelson Mandela với hy vọng chúng có thể giúp quĩ từ thiện này.
Trọng Thành (Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân