Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều gì khiến bom H nguy hiểm hơn nhiều so với bom nguyên tử

Thứ bảy, 09/01/2016 - 07:49

Triều Tiên tuyên bố nước này vừa thử thành công một quả bom khinh khí, còn gọi là bom nhiệt hạch hay bom H, tại một địa điểm thử nghiệm dưới lòng đất. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Triều Tiên thử bom khinh khí thành công.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: lacatholicworker.org)

Trang International Business Times nói rằng giới quan sát quốc tế đã nghi ngờ Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân, sau khi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ghi nhận một hoạt động địa chấn bất thường xảy ra lúc 10 giờ sáng (giờ Bình Nhưỡng) ngày 6/1, ở phía Đông Bắc đất nước.

Rung chấn này mạnh chừng 5,1 độ Richter, được phát hiện gần điểm nóng hạt nhân Punggye-ri và các chuyên gia đánh giá nó xuất hiện rất bất thường. Vài giờ sau, truyền hình Triều Tiên tuyên bố nước này đã thử thành công quả bom khinh khí đầu tiên.

Các chuyên gia quốc tế hiện chưa xác nhận việc Triều Tiên đã thử vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu thông tin là chính xác, đây sẽ là cuộc thử thứ 4 kể từ năm 2006. Động thái của Triều Tiên hiển nhiên đã khiến dư luận hết sức quan tâm tới bom khinh khí, muốn biết xem loại bom này có gì đặc biệt hơn bom nguyên tử (bom A) thông thường.

Câu trả lời là khác với bom nguyên tử tạo năng lượng từ phản ứng phân hạch, bom khinh khí sản sinh năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng hợp hạch).

Trong phản ứng phân hạch của bom A, một neutron sẽ bắn vào hạt nhân của một nguyên tử và chia đôi nó, đồng thời giải phóng năng lượng cùng các neutron khác. Chuỗi phản ứng dây chuyền diễn ra sau đó sẽ tạo ra một năng lượng khổng lồ. Người ta thường dùng các đồng vị phóng xạ uranium hoặc plutonium do nguyên tử của chúng có hạt nhân khá to, dễ chia đôi.

Trong phản ứng hợp hạch, các hạt nhân nguyên tử có kích thước nhỏ, thường là hydro hoặc đồng vị phóng xạ hydro, được hợp nhất để tạo thành một hạt nhân lớn hơn. Phản ứng này cũng giải phóng rất nhiều năng lượng. Phản ứng hợp hạch thường xảy ra trong các ngôi sao, như Mặt trời của chúng ta.

Tuy nhiên, để kích hoạt phản ứng hợp hạch, người ta cần phải tạo ra điều kiện nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn. Đây cũng là lý do khiến phản ứng hợp hạch còn được gọi là phản ứng nhiệt hạch.

Hiện các quả bom khinh khí đều dùng một quả bom A cỡ nhỏ làm mồi. Khi hoạt động, quả bom A giải phóng một lượng nhiệt và áp suất khổng lồ qua phản ứng phân hạch, đủ để phản ứng hợp hạch diễn ra sau đó.

Bom khinh khí có sức mạnh lớn hơn nhiều so với bom nguyên tử. Quả bom nguyên tử mang tên Little Boy được Mỹ ném xuống Hiroshima vào năm 1945 có sức công phá 15 kiloton. Để so sánh, quả bom khinh khí được Mỹ thử nghiệm ở đảo san hô Bikini vào năm 1954 có sức công phá 15 megaton. Điều này có nghĩa quả bom khinh khí đó mạnh hơn 1.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima./.

Theo Linh Vũ/Vietnam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm