Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ tư, 24/01/2024 - 18:00
(Thanh tra) - Cục Chống tham nhũng Georgia đã thông báo về dự kiến xác minh bản kê khai tài sản của 300 công chức vào năm 2024 “do lợi ích công cao và nguy cơ tham nhũng cao”.
Ảnh: civil.ge
Thông cáo báo chí của Cục Chống tham nhũng Georgia cho biết, danh sách 300 công chức được lập bởi một ủy ban độc lập đặc biệt bao gồm các đại diện xã hội dân sự.
Các công chức có bản kê khai tài sản được xác minh bao gồm một số quan chức Chính phủ cấp cao, trong đó có Thủ tướng Irakli Garibashvili, Chủ tịch Đảng Cầm quyền Giấc mơ Georgia Irakli Kobakhidze, các thành viên Nội các, cấp phó của họ và các thành viên Quốc hội. Ngoài ra, danh sách này còn có Thị trưởng Thủ đô Tbilisi, ông Kakha Kaladze.
Cục Chống tham nhũng cho biết, sẽ tập trung vào việc xác minh tuyên bố của các quan chức làm việc trong Hội đồng Tư pháp cấp cao Georgia, các thẩm phán của tòa án chung và Tòa án Hiến pháp Georgia, Ủy ban Truyền thông Quốc gia, Ủy ban Bầu cử Trung ương, Bưu điện Georgia, Cơ quan Bưu chính Georgia, Đường sắt Georgia, Tập đoàn Dầu khí Georgia, Cơ quan Điều hành Thương mại Hệ thống Điện, Quỹ Phát triển Georgia, Ngân hàng Quốc gia, Văn phòng Công tố, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan An ninh Nhà nước, Cơ quan Mua sắm Nhà nước, Cơ quan Hưu trí, Cơ quan Lâm nghiệp, Cơ quan Thuế.
Các bản kê khai cần xác minh đã được lựa chọn bởi Ủy ban Độc lập đặc biệt trong Cục Dịch vụ Dân sự. Theo Cơ quan Giám sát chống tham nhũng Tổ chức Minh bạch Quốc tế Georgia (TI-Georgia), “trong những năm trước, gần như 1/2 quan chức bị phạt vì không kê khai đầy đủ tài sản của mình”.
TI-Georgia cho biết, Ủy ban lựa chọn tờ khai cho đến nay mới chỉ được thành lập một lần trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022 và chỉ một nửa số tờ khai theo quy định của pháp luật được xác minh.
Ủy ban thống nhất và độc lập lựa chọn danh sách những người được đề cập để theo dõi. Các thành viên của Ủy ban bao gồm: Giorgi Davituri (Viện Phát triển Liêm chính Thông tin); Ketevan Shoshiashvili (TI-Georgia); Tamar Khukhia (Hiệp hội Luật sư trẻ Georgia - GYLA); Nino Dolidze (Đại học Ilia); Alexander Kukhianidze (Đại học Tbilisi).
Theo đánh giá chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) gần đây nhất của TI, Gruzia đạt 56/100 điểm, xếp thứ 41/180 quốc gia (tăng 1 điểm so với năm 2021); và là 1 trong 9 quốc gia trong danh sách theo dõi CPI năm 2022, nhằm đánh giá những diễn biến và cơ hội quan trọng có thể quyết định liệu quốc gia có giành được hay mất sự kiểm soát tham nhũng.
TI cho rằng, mặc dù Georgia dẫn đầu Đông Âu và Trung Á với 56 điểm, nhưng điều này là do những thành tựu trước đó trong việc loại bỏ hối lộ cấp thấp. Đất nước này đã trì trệ về chỉ số CPI kể từ năm 2012.
"Trong những năm gần đây, hoạt động giám sát của TI-Georgia đã xác định được hàng chục trường hợp bị cáo buộc tham nhũng cấp cao nhưng chưa được điều tra. Bản chất, phạm vi và số lượng ngày càng tăng của những trường hợp này dẫn đến một kết luận đáng báo động rằng, tham nhũng cấp cao ở Georgia đang diễn ra dưới hình thức chế độ kleptocracy [chế độ chính trị tham nhũng], nơi các quan chức sử dụng quyền lực chính trị một cách có hệ thống để chiếm lấy của cải của đất nước và làm suy yếu mọi tiếng nói chỉ trích", theo TI.
Tổ chức chống tham nhũng này cũng phân tích, Liên minh châu Âu (EU) liệt kê việc không hành động đối với vấn đề tham nhũng cấp cao là mối quan ngại chính trong quyết định không cấp tư cách ứng cử viên cho Georgia vào tháng 6/2022.
"Tuy nhiên, EU đã mang lại cho nước này một triển vọng châu Âu, phụ thuộc vào việc thực hiện 12 ưu tiên - bao gồm cả việc thành lập một cơ quan chống tham nhũng. Chính phủ đã thành lập một cơ quan như vậy nhưng hiện tại nó chưa đạt tiêu chuẩn vì không có thẩm quyền điều tra và đủ tính độc lập", TI nhận định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương