Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chiến tranh thương mại: Liệu ông Trump có thành công?

Chủ nhật, 08/07/2018 - 21:38

(Thanh tra) - Mỹ và Trung Quốc đang đả kích lẫn nhau bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt lên thuế quan khi hai quốc gia này rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại mà được dự kiến là sẽ ngày càng leo thang.

Ông Trump cho biết, chiến tranh thương mại “quá dễ dàng để giành phần thắng”.

Tổng thống Trump đánh giá cuộc chiến thương mại này là “quá dễ dàng để giành phần thắng”. Giờ đây, khi ông mở ra một cuộc giao tranh toàn cầu với các đồng minh cũng như các đối thủ, câu hỏi đặt ra là liệu ông có kế hoạch nào để đạt được kết quả mong muốn không hay chỉ là  đang lao vào một cuộc xung đột lãng phí tiền của và vô ích không cách nào giải quyết được.

Tổng thống dường như đang đặt cược rằng việc đe dọa các đối tác thương mại như Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Mexico và Canada bằng thuế quan sẽ buộc các quốc gia này phải khuất phục trước Mỹ.

Nền kinh tế mạnh mẽ của Mỹ đang là bệ đỡ cho chiến lược của ông Trump, giúp ông có thêm nhiều tự do hơn để áp đặt mức biểu thuế.

Ngược lại, đối với những quốc gia không có lợi thế về kinh tế thì hành động như trên có thể nói là rất liều lĩnh.

Theo một báo cáo mới của Chính phủ, sự tăng trưởng về việc làm diễn ra khá mạnh mẽ vào tháng 6 khi mà các ông chủ đã bổ sung thêm 213.000 công việc mới và tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng lên bởi ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường lao động và bắt đầu tìm kiếm việc làm. Số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất cũng có xu hướng ngày càng phát triển mạnh.

Những số liệu này nhìn có vẻ chậm tiến triển, nhưng lại có rất ít lí do để nghĩ rằng. hàng loạt loại thuế quan ban đầu sẽ làm suy yếu cả nền kinh tế. Khối lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ đô la đang bị đánh thuế quan của Trung Quốc là quá nhỏ bé so với nền kinh tế 20 nghìn tỷ đô la của Mỹ. Thị trường chứng khoán toàn cầu phần lớn đều tỏ ra không mấy quan tâm tới cuộc chiến tranh thương mại diễn ra vào hôm thứ 6.

Thế nhưng, loạt thuế quan trên vẫn đang giáng những đòn nặng nề vào một số ngành công nghiệp cụ thể, bao gồm cả những nông dân và các nhà sản xuất nhỏ, những người mà từ lâu đã ủng hộ ông Trump.

Rất ít khả năng sẽ diễn ra một cuộc quyết định đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay bất cứ đối tác thương mại nào khác - cuộc xung đột đe dọa là sẽ leo thang, kéo theo những ảnh hưởng không mấy tích cực đến các loại sản phẩm phụ trị giá hàng trăm tỷ đô la.

“Lập luận hợp lí nhất của Trump trong chiến dịch tranh cử của ông ấy là ông sẽ không lãng phí con người và của cải nước Mỹ trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa”, Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, viết vào tháng 3 trong một bài báo. “Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại của Trump cũng chứng tỏ rằng chiến dịch kinh tế Afghanistan của ông là tốn kém, không có điểm dừng và vô nghĩa”.

Vào hôm thứ 6, chính quyền Trump đã thực hiện một bước đi đầy công kích qua việc áp đặt thuế quan lên số hàng hóa trị giá 34 tỷ đô la của Trung Quốc, bao gồm các thiết bị y tế, phụ tùng máy bay, và có thể còn đe dọa thêm nhiều tỷ đô la nữa trong những tháng tới.

Phía Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng cách áp thuế lên khối lượng hàng hóa tương đương đối với đậu tương, thịt lợn, ô tô và các sản phẩm khác của Mỹ.

Mexico, Canada và Liên minh Châu Âu cũng đang thực hiện những màn trả đũa tương tự để chống lại thuế quan mà ông Trump đặt lên thép và nhôm. Các nước này khẳng định sẽ phản kháng lại nếu Trump vẫn cứ tiếp tục đe dọa đặt mức thuế 20% lên ô tô và phụ tùng xe hơi nhập khẩu.

Tổng thống và các cố vấn nhấn mạnh rằng, lịch sử đang đứng về phía họ và cách tiếp cận của ông sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với hàng năm trời ngoại giao một cách nhẹ nhàng tế nhị, bao gồm các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc mà đã mang lại những giao dịch tồi tệ cho phía Mỹ.

Công nhân đang di chuyển các khung nhôm trong một nhà máy ở Trung Quốc

“Chúng tôi đã có những giao dịch thương mại tệ nhất thế giới và mất tiền với tất cả mọi người”, ông Trump cho biết tuần trước. “Các quốc gia đang liên lạc mỗi ngày và nói rằng, hãy cùng thực hiện một thỏa thuận đi, chúng ta hãy thỏa thuận. Tất cả sẽ thành công”.

Cách tiếp cận của ông Trump đã thu hút sự ủng hộ từ những vùng nhất định của nền công nghiệp Mỹ, đặc biệt là các khu vực mà tình hình thất nghiệp nghiêm trọng có liên quan chặt chẽ với sự đi lên của Trung Quốc.

“Đây không phải là những phát súng đầu tiên của một cuộc chiến thương mại mới”, Scott Paul, Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, đại diện cho các công nhân và nhà sản xuất thép, cho biết trong bài đăng trên Twitter vào hôm thứ 5. “Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến có ảnh hưởng rõ rệt đối với các lao động Mỹ”, ông nói, thêm rằng “sự khác biệt bây giờ là chúng ta đang phản kháng lại một cách có hệ thống”.

Thế nhưng, rất nhiều người ủng hộ ông Trump nói rằng, họ không chắc chắn, chính xác là cuộc chiến thương mại sẽ diễn ra thành công như thế nào, với các mối đe dọa leo thang bắt nguồn từ phía Nhà Trắng và sự thiếu hụt một chiến lược rõ ràng để giải quyết những bất đồng giữ Tổng thống với các đối tác thương mại của Mỹ.

Biểu thuế mà Trump áp dụng lên thép và nhôm dường như không có hiệu lực trước khi ông tăng cường và đe dọa tự động áp thuế đối với những đồng minh như vậy, thúc đẩy quan hệ thương mại với Châu Âu và Canada đến điểm nút bùng nổ nhất trong nhiều thập kỷ.

Với Trung Quốc, các cố vấn của Tổng thống vẫn còn do dự giữa việc yêu cầu Bắc Kinh mua nhiều sản phẩm của Mỹ hơn để giảm thiểu các thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và thúc đẩy thêm những cải cách kinh tế trọng yếu.

Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán để sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico vẫn bị trì hoãn vì những bất đồng với Mỹ.

Nếu như xung đột với Trung Quốc không được giải quyết sớm thì Trump có thể vẫn sẽ áp đặt thuế lên hầu hết các loại hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, thêm cả việc thắt chặt các khoản đầu từ của Trung Quốc vào Mỹ và hạn chế cấp thị thực cho công dân Trung Quốc.

Trong khi nhiều người ủng hộ mô tả những tuyên bố táo bạo của Tổng thống như là chiến thuật ngoại giao, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn chững lại đến tận bây giờ mà không có thêm cuộc thảo luận nào trong thời gian tới.

“Không có kế hoạch rõ ràng nào hết”, Daniel Price, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Rock Creek Global Advisors và cũng là cựu quan chức thương mại của chính quyền George W. Bush. “Chính quyền không đưa ra dấu hiệu cho thấy đường tắt là gì hay mục tiêu của họ là sao”.

“Trump đang coi chính sách thương mại như thể nó là một giao dịch bất động sản, lĩnh vực mà mục tiêu là đánh bại đối thủ của bạn, dẫm đạp lên cổ họng và làm nhục anh ta”, Daniel Ikenson, Giám đốc Nghiên cứu Chính sách thương mại, Viện Cato cho hay.

Rất nhiều nông dân và nhà sản xuất vẫn giữ vững sự ủng hộ nhiệt thành đối với ông Trump. Nhưng niềm tin của họ bắt đầu lung lay khi mà các thuế quan bắt đầu có hiệu lực. Điều này làm họ linh cảm đến sự tác động của việc suy giảm tiếp cận thị trường và những chi phí cao hơn.

“Tôi chỉ muốn chính quyền rõ ràng hơn về mục tiêu, ít nhất là đối với chúng tôi”, Jay Hollowell, Thị trưởng Helena-West Helena, Ark., khu vực sản xuất đậu nành và giờ đang bị Trung Quốc đánh thuế nặng nề nói. “Đây có phải là để giảm thâm hụt thương mại với các quốc gia khác như Trung Quốc, hay là để bảo vệ nền công nghiệp của Mỹ?”.

“Kế sinh nhai của người dân đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng”, ông Hollowell nói thêm.

Hiện tại, những biện pháp thương mại này chỉ ảnh hưởng một phần rất nhỏ đến nền kinh tế và chỉ xuất hiện trong giai đoạn nền kinh tế Mỹ đang mạnh. Điều này khiến ông Trump có thể tự do sử dụng những biện pháp mạnh tay hơn. Ngược lại các biện pháp trên nếu được áp dụng khi nền kinh tế đang suy yếu thì sẽ kéo lùi bước tăng trưởng kinh tế của Mỹ nhanh hơn rất nhiều.

Các nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi giá cổ phiếu vào hôm thứ 6

Các doanh nghiệp đã cảnh báo trong hàng tháng rằng, thuế quan sẽ khiến họ phải tăng quy mô về tuyển dụng và đầu tư và điều này làm cho người tiêu dùng phải chịu mức giá cao hơn. Nhưng cho đến nay, tác động trên không thể hiện rõ ràng trong các dữ liệu ghi nhận được.

Ví dụ, Oxford Economics tính toán, thuế quan với Trung Quốc sẽ chỉ làm giảm 0,1% tổng sản phẩm quốc nội của cả Mỹ và Trung Quốc trong vòng hai năm tới, mặc dù con số này có thể tăng lên 0,3% nếu chính quyền Trump thực hiện đến cùng việc mở rộng mức thuế với hàng hóa tới 200 tỷ đô la.

Thế nhưng, thuế quan vẫn có thể gây ra nhiều rắc rối trong một số lĩnh vực và ngành công nghiệp cụ thể, ngay cả khi các khoản thu không mang lại một lực cản đáng kể lên toàn bộ sự tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ, giá đậu tương đã giảm 15% kể từ ngày 25/5 theo dự đoán về việc trả đũa bằng thuế quan của Trung Quốc. Với thuế nhập khẩu đậu tương khá cao, người nông dân Mỹ sẽ phải đối mặt với lượng cầu thấp hơn từ nước ngoài và đây sẽ là một đòn giáng nặng nề vào thu nhập của họ. Những người nông dân đó, lần lượt, sẽ giảm mức đầu tư vào thiết bị và vật liệu, cuối cùng là chi phí trên sẽ lại chảy nhỏ giọt vào nền kinh tế lớn hơn.

John Heisdorffer, một người trồng đậu tương đến từ Keota, Iowa và là Chủ tịch Hiệp hội Đậu tương Hoa Kỳ, nói rằng ông và những người khác trong ngành đã dành nhiều năm trời cố gắng phát triển thị trường ở Trung Quốc. Nhưng giờ thì mọi thứ chấm hết chỉ bởi một chữ kí. “Con trai của tôi, người đã cày cấy với tôi, định rằng sẽ dành cả phần đời còn lại để lấy lại mọi thứ và điều đó phần nào giúp tôi như thoát khỏi địa ngục”, ông Heisdorffer nói.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ 6, sẽ cho phép các công ty Mỹ được áp dụng loại trừ thuế nếu sản phẩm cần nhập khẩu không có bên ngoài Trung Quốc, hoặc nếu thuế quan đặt ra có thể gây “hậu quả kinh tế nghiêm trọng”.

Một vài sản phẩm có liên quan đến giai đoạn trước của cuộc chiến thương mại thực hiện bởi chính quyền Trump cho thấy việc người tiêu dùng Mỹ cuối cùng cũng bị ảnh hưởng như thế nào.

Vào tháng 1, Tổng thống Mỹ đã công bố những loại thuế quan mới đối với máy giặt nhập khẩu. Kể từ lúc đó, giá của các thiết bị giặt đã tăng thêm 10%, theo Cục Thống kê Lao động.

Chính quyền cũng tham gia và đe dọa tham gia vào các cuộc chiến thương mại trên nhiều mặt trận cùng lúc, điều này làm các rủi ro càng tăng thêm và tồi tệ hơn. Ví dụ, thuế nhập khẩu ô tô trong các công trình có thể mở rộng giá trị đô la hàng hóa mà Mỹ áp thuế lên gấp 10 lần và khởi đầu một làn sóng “trả thù” mới nhằm đe dọa các công ty xuất khẩu sang Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nơi khác.

Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dường như đang tỏ ra lo ngại rằng mức độ rủi ro trong nền kinh tế có thể sẽ làm giảm mức đầu tư, theo biên bản một cuộc họp về chính sách tháng 6 vừa qua. Các quan chức Fed “lưu ý rằng sự không rõ ràng và những rủi ro liên quan đến chính sách thương mại ngày càng tăng cao hơn và có thể có tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và chi tiêu đầu tư”.

Nền kinh tế có vẻ đã đủ mạnh để chịu được những mức thuế tương đối. Câu hỏi đặt ra là những gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ tiếp tục leo thang đến tận hàng trăm tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ đô la.

“Nếu chúng ta kiếm được một nghìn tỷ đô la theo cách không mấy hay ho, như vậy có nghĩa là chúng ta đang nói về 25% thương mại hàng hóa”, ông Ikenson nói. “Mọi người sẽ sớm phát hiện ra điều đó thôi.”

Thu Uyên (Nguồn: The New York Times)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm