Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bầu cử ở Myanmar: Dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách

Chủ nhật, 08/11/2015 - 19:52

Sáng 8/11, các điểm bỏ phiếu trên toàn Myanmar đã mở cửa đón 32 triệu cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử chưa từng có trong lịch sử nước này.

Một cô gái Myanmar khoe ngón tay út đã được lăn mực, một dấu hiệu chứng tỏ cô vừa hoàn tất việc bầu cử. Ảnh AP

Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi Myanmar tiến hành cải cách mở cửa, sau khi chính quyền dân sự thay thế chính quyền quân sự cách đây 4 năm.

Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 6h sáng với hàng dài người xếp hàng từ sáng sớm tại các điểm bỏ phiếu. Tổng cộng có hơn 6.000 ứng cử viên của hơn 90 đảng ra tranh cử.  Riêng khu vực Yangon có hơn 4,9 triệu cử tri hợp lệ.

Ông Tin Aye, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Quốc gia, ngày 7/11 đã đi giám sát các điểm bầu cử, gặp các quan sát viên và khẳng định chính quyền nước này sẽ đảm bảo tổ chức tốt cuộc bầu cử.

“Thực sự chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này. Chính phủ Myanmar đã chuẩn bị tốt mọi thứ cho cuộc bầu cử và chúng tôi tin rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra một cách suôn sẻ”, ông Aye nói.

Tổng thống Myanmar Thein Sein cùng ngày cam kết Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu đáng tin cậy, với hơn 10.000 quan sát viên tham gia tiến trình bầu cử.

An ninh cũng được thắt chặt trên khắp đất nước với 40.000 nhân viên an ninh được triển khai tại các điểm bầu cử. Một số nhà hàng và khu chợ cũng đóng cửa tại Yangon– thành phố lớn nhất của đất nước trong ngày bầu cử.

Cuộc bầu cử ngày 8/11 là dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách của Myanmar,  có thể coi là bước thứ 7 trong lộ trình 7 bước xây dựng đất nước được công bố và triển khai từ đầu năm 2003.

Có hơn 90 đảng tham gia cuộc bầu cử lần này nhưng cuộc chiến chính vẫn là giữa Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar (USDP) cầm quyền và Đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngay sau khi nắm quyền vào năm 2011, Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar đã tiến hành nhiều cải cách, mang lại những tiến bộ nhất định về kinh tế - xã hội, song mức sống của đại đa số người dân vẫn chưa được cải thiện.

Myanmar vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á với gần 1/3 trong tổng số 60 triệu dân sống trong cảnh nghèo đói.

Hiện chưa rõ đảng nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm nay, nhưng các cử tri Myanmar đều bày tỏ hi vọng cuộc bầu cử sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho người dân nước này.

Một người dân tại thành phố Yangon chia sẻ: “Vì một tương lai tốt hơn, giáo dục, phúc lợi xã hội- đó tất cả là những gì chúng tôi cần để phát triển. Tại đất nước của chúng tôi, nhiều đứa trẻ vẫn chưa được hưởng một nền giáo dục xứng đáng”.

Nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri với mong muốn về sự thay đổi, ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu, Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar và Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ đều cam kết sẽ tiếp tục tiến trình cải cách sau cuộc bầu cử.

Tổng Thư kí Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar khu vực Yangon U Thar Win cho biết: “Những gì đất nước cần đó là hòa bình, luật pháp, trật tự và ổn định. Khi đó chúng ta có thể phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội cho người dân, cải thiện chất lượng giáo dục. Đó là những mục tiêu cơ bản mà chúng ta cần theo đuổi”.

Lãnh đạo Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ cũng cam kết sẽ cải cách và công bố chi tiết chính sách sau cuộc bầu cử nếu Đảng đối lập Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) có thể đứng ra thành lập chính phủ tiếp theo.

Cuộc bỏ phiếu tại quốc gia Đông Nam Á này cũng đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Các cường quốc phương Tây hối thúc Myanmar tổ chức cuộc bầu cử minh bạch và công bằng, mở đường cho sự tự do dân chủ lớn hơn tại quốc gia này.

Cố vấn an ninh cấp cao của Mỹ Ben Rhodes khẳng định, cuộc bầu cử công bằng tại Myanmar có thể giúp giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt và cải thiện quan hệ với Mỹ. /.

Theo Phạm Hà/Vov.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm