Theo dõi Báo Thanh tra trên
Theo Phạm Huân/VOV.VN
Thứ hai, 08/06/2020 - 16:25
Ở thời điểm hiện tại, nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra ở Mỹ và nó sẽ tác động tới tương lai nước Mỹ ra sao?
Chia rẽ và mâu thuẫn xã hội sâu sắc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ bất ổn. Ảnh: Reuters
Ở thời điểm hiện tại, nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra ở Mỹ và nó sẽ tác động tới tương lai nước Mỹ ra sao?
Dư luận Mỹ dậy sóng
Hastag “Người da đen đáng được sống” đã xuất hiện trên khắp các mạng xã hội Mỹ và toàn cầu. Từ khoá này chưa từng xuất hiện kể từ sau cái chết của Mục sư Luther King cách đây 52 năm.
Black Lives Matter hay “Người da đen đáng được sống” hay cũng có cách gọi khác là “Cuộc sống của người da đen cũng đáng giá” là một phong trào nhân quyền quốc tế bắt nguồn từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi nhằm phản đối bạo lực, phân biệt và bất bình đẳng sắc tộc đối với người da màu. Hashtag này được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội từ năm 2013 sau khi một viên cảnh sát được tha bổng sau khi bắn chết một người da màu gốc Phi ở Mỹ tháng 2/2012. Kể từ đó, hashtag này trở nên phổ biến trong các cuộc biểu tình mỗi khi xảy ra các vụ việc sát hại người da màu bởi cảnh sát và tới năm 2016 thì cũng đã được sử dụng liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống.
Hashtag này chính là phản ứng của nhiều người dân Mỹ trước cách người da màu bị đối xử phân biệt. Điều này cho thấy có sự thù nghịch giữa những người dân và lực lượng cảnh sát, vì cảnh sát đôi khi đã dùng những biện pháp quá mạnh đưa đến cái chết cho người dân, mặc dù họ không phạm những tội đến nỗi phải bị trừng phạt, nhất là sau khi họ đã bị bắt, bị còng tay. Cái chết của ông George Floyd đã khơi lại những vết thương trong lịch sử nước Mỹ, về vấn đề dân quyền, về kỳ thị chủng tộc. Đây là một vấn đề khắc sâu trong xã hội Mỹ và bất cứ vụ tai nạn nào gây ra chết người cho những người da mầu, hoặc những người thiểu số, thì những vết thương đó lại bùng phát trở lại, làm cho người dân hết sức bất mãn.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình hiện nay cũng nên được đặt trong bối cảnh nước Mỹ, cũng như toàn thế giới đang phải đối phó với đại dịch Covid-19. Người dân rất lo sợ, nhiều người đã mất việc làm, và nhiều người đã lâm vào cảnh sống hết sức khó khăn. Cho nên, khi xẩy ra một vụ gây tổn thương xã hội như thế này sự tức giận của người dân bùng lên cộng với vấn đề kinh tế, cộng với vấn đề thất nghiệp, cộng với vấn đề không được đối xử công bằng. Trước những khó khăn như vậy nhưng chính quyền chưa có một giải pháp hiệu quả, những ức chế dồn nén và mọi chuyện đổ vào một lúc dẫn tới những phản ứng của người dân trong thời gian qua.
“I have a dream”
Trong bài diễn văn “I have a dream...” đọc tại thủ đô Washington ngày 28/08/1963, Mục sư Martin Luther King đã hướng về một giấc mơ mà ở đó "những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng sẽ cùng nắm tay nhau như anh chị em một nhà". Bài diễn văn đó đã trở thành nền tảng cho Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, mà nước Mỹ đã phê chuẩn. Dù vậy, nhưng chia rẽ sắc tộc và mầu da vẫn xảy ra giữa các cộng đồng.
Đã hơn 150 năm kể từ khi chế độ nô lệ được bãi bỏ, hơn 50 năm trôi qua kể từ khi Đạo luật Quyền dân sự lịch sử (cấm phân biệt chủng tộc trong việc làm, giáo dục và nơi công cộng) được thông qua, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một “căn bệnh” nhức nhối với nước Mỹ. Mặc dù người da màu có những đóng góp nhất định cho xã hội, các quyền bình đẳng của người da màu đã có nhiều cải thiện nhưng vị thế của họ trong xã hội Mỹ có vẻ vẫn chỉ là nhóm “bên lề” xã hội. Tại Mỹ, người da đen chỉ có được những công việc ở mức trung bình như các công việc dọn dẹp, phục vụ tại các khách sạn, quán bar. Số lượng người da đen làm trong các văn phòng hay công ty lớn, dù có, vẫn chỉ là số ít.
Đáng ngại hơn là sau nhiều thập kỷ gần như biến mất khỏi đời sống của người dân Mỹ, các tổ chức phân biệt chủng tộc hay thù hằn đã bất ngờ quay trở lại tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận. Số lượng các tổ chức thù ghét sắc tộc ở Mỹ gia tăng trong bối cảnh xuất hiện thêm hàng loạt các website ẩn danh mang tư tưởng tương tự. Việc nhiều tổ chức có tư tưởng thù địch và phân biệt chủng tộc chuyển hướng hoạt động lên không gian mạng đã khiến cho giới phân tích khó có thể đưa ra kết quả chính xác về sự gia tăng tư tưởng thù hận ở nước Mỹ. Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt chủng tộc đã từng phải lên tiếng cảnh báo Mỹ về sự gia tăng của các nhóm cực đoan và hận thù, đồng thời kêu gọi chính quyền Donald Trump loại bỏ vô điều kiện sự kỳ thị.
Nhiều người đã ví xung đột sắc tộc tại Mỹ như một loại virus, chỉ nằm im chứ không thể bị tiêu diệt hoàn toàn và sẽ phát tác ngay khi có cơ hội và điều này đã khiến cho giấc mơ của Martin Lutherking vẫn còn dang dở.
Tương lai nào cho nước Mỹ nào thưa anh?
Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát trên khắp nước Mỹ hiện nay là minh chứng cho thấy đây vẫn là một vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ và khó giải quyết.
Trước mắt, các hoạt động biểu tình hiện nay đang ảnh hưởng tới xã hội và nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn chưa giảm ở Mỹ, nước tiếp tục đứng đầu thống kê toàn cầu về số ca nhiễm và tử vong. Trong khi các bang ở Mỹ đang bắt đầu mở cửa trở lại thì nổ ra các cuộc biểu tình trong đó bao gồm tình trạng đốt phá và hôi của buộc nhiều cửa hàng phải đóng cửa khiến nhiều người dân chưa thể quay lại làm việc trong khi tới nay đã có hơn 42 triệu người phải đăng ký trợ cấp thất nghiệp. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại nặng nề và tình trạng thất nghiệp tăng cao kỷ lục, trong khi đó việc hàng nghìn người tham gia biểu tình lại càng gia tăng khả năng dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại.
Các cuộc biểu tình tiếp tục khoét sâu những chia rẽ, bất công xã hội, được truyền từ đời chính quyền này sang chính quyền khác và chưa được giải quyết, đặc biệt đối với người thuộc các nhóm thiểu số nói chung và người da màu nói riêng. Chính quyền đương thời chưa có một giải pháp cụ thể và thay vì đưa ra những lời ôn hòa thì lại có một số lời lẽ phô trương sức mạnh chống lại người biểu tình, không cần biết họ ôn hòa hay không.
Các cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử và chính trường Mỹ trong thời gian tới. Hiện chưa rõ mức độ ảnh hưởng ra sao nhưng một bộ phận lớn cử tri, đặc biệt là người da màu khả năng cao sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump, dựa trên cách phản ứng của chính quyền đối với các cuộc biểu tình. Ngoài ra, nhiều cử tri cũng sẽ nhìn vào cách xử lý tình hình để từ đó quyết định lá phiếu của mình vào tháng 11 tới, khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Việc chính quyền hiện nay không giải quyết khéo léo cuộc khủng hoảng sắc tộc sẽ là cơ hội để phe Dân chủ, cụ thể là ứng cử viên Joe Biden tranh thủ đưa ra các chính sách lấy lòng khối cử tri da màu và người nhập cư để tạo lợi thế trong cuộc bầu cử sắp tới.
Các cuộc biểu tình hiện nay chính là thêm một bất lợi đối với Tổng thống Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong bối cảnh nhiều người trong thời gian vừa qua đã chỉ trích chính quyền của ông Trump đã không xử lý hiệu quả tình hình dịch bệnh dẫn tới những thành quả về kinh tế và việc làm của ông Trump từ hồi đầu nhiệm kỳ đã bị xóa bỏ. Nếu các cuộc biểu tình ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới ở một mức độ nào đó thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tương lai nước Mỹ, trước mắt là 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV