Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 27/12/2011 - 13:41
Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài một thập kỷ qua tại Afghanistan, chính quyền Kabul có thể chấp nhận để lực lượng Taliban mở văn phòng liên lạc tại một nước thứ ba và hai bên có thể xúc tiến đàm phán, với điều kiện không có sự can dự của nước ngoài.
Các tay súng Taliban tại Afghanistan. (Nguồn: Internet)
Trong một công hàm 11 điểm gửi tới các phái đoàn ngoại giao ở thủ đô Kabul ngày 26/12, Hội đồng hòa bình Afghanistan đã nêu rõ nguyên tắc để đàm phán trực tiếp với Taliban, theo đó lực lượng này phải chấp nhận Hiến pháp của Afghanistan; phải từ bỏ bạo lực, cắt đứt quan hệ với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda và cần có sự ủng hộ của Pakistan vì Taliban thường sử dụng lãnh thổ của nước này làm căn cứ.
Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Afghanistan, ông Aimal Faizi nhấn mạnh rằng Kabul "cam kết theo đuổi tiến trình hòa giải, vì kinh nghiệm của 10 năm qua cho thấy không có giải pháp quân sự nào là khả thi. Đàm phán với phe đối lập vũ trang là chìa khóa giải quyết vấn đề." Song ông cũng nêu rõ lập trường của chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai là không thương thuyết với những kẻ đánh bom liều chết.
Trong khi đó, Taliban chưa chấp nhận Hiến pháp của Afghanistan và tuyên bố chỉ ngồi vào bàn đàm phán khi quân đội nước ngoài đã rút khỏi nước này.
Liên quan đến tin trên, hãng Reuters cho biết Kabul đang lo ngại trước những tin đồn nói rằng Mỹ và Qatar, với sự giúp đỡ của Đức, đã bí mật tiến hành các cuộc gặp với đại diện của thủ lĩnh Taliban Mullar Omar và đã nhất trí với việc Taliban sẽ mở một văn phòng đại diện tại Doha, thủ đô của Qatar.
Cũng theo Reuters, ban đầu Kabul muốn Taliban mở văn phòng đại diện tại Arập Xêút hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, song mới đây tuyên bố văn phòng của Taliban có thể đặt tại bất kỳ quốc gia Hồi giáo nào.
(TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Kiên
Văn Thanh
T.Thanh
Thái Hải
PV
Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà