Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vấn đề giá cả nguyên vật liệu vẫn là "điểm nóng" ở Thanh Hóa

Văn Thanh

Thứ sáu, 13/12/2024 - 12:21

(Thanh tra) - Sáng 13/12, Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu sôi nổi thảo luận tại hội trường.

Các đại biểu dự kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Giá vật liệu xây dựng vẫn là điểm nóng

Theo đại biểu Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, hiện nay giá vật liệu xây dựng là một trong những điểm nóng, mối quan tâm lớn nhất đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nguyên nhân chính được xác định là do chênh lệch giữa bảng giá thông báo của tỉnh so với giá thực tế. Mặt khác, việc cấp phép khai thác vật liệu xây dựng tại các mỏ có trữ lượng cấp ra còn thấp so với nhu cầu, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng về nguyên vật liệu, không đáp ứng đủ cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu đề nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá đúng thực trạng cung cầu để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh cấp phép đủ trữ lượng vật liệu tại các mỏ, giúp doanh nghiệp hoàn thành tiến độ dự án một cách an toàn, thuận lợi.

Đại biểu Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại buổi họp. Ảnh: Văn Thanh

Bên cạnh khó khăn về giá vật liệu xây dựng, hiện nay các doanh nghiệp bị coi là nợ đọng tiền đất, nhưng trên thực tế dự án đang được UBND tỉnh giao cho các sở, ngành liên quan rà soát pháp lý, nên việc giao đất cho doanh nghiệp không thể tiến hành, nhưng cơ quan thuế vẫn tiếp tục áp dụng thu tiền sử dụng đất, vẫn treo nợ, phạt chậm nộp tiền đất, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vẫn phải chịu nợ đọng tiền đất trong thời gian dự án đang rà soát. Điều này gây khó khăn, bất cập, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhiệp, nhà đầu tư. Để tránh tình trạng “ngành nào biết ngành đó”, thiếu sự liên thông và cập nhật đồng bộ trong hệ thống, đại biểu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, sớm có giải pháp thiết thực, giải quyết kịp thời vấn đề này.

Cũng theo đại biểu, trên địa bàn tỉnh, hiện có 38 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nhưng chỉ có 21 nghìn doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu, 17 nghìn doanh nghiệp đã thành lập nhưng không phát sinh doanh thu. Vì vậy, đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá kịp thời, có những giải pháp cụ thể để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động thực chất hơn.

Thu ngân sách đạt cao nhất từ trước tới nay

Đánh giá về thành quả thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa, đại biểu Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa phát biểu: Năm 2024, với nhiều giải pháp quyết liệt, Thanh Hóa đạt được thành quả cao nhất về thu ngân sách từ trước tới nay với số thu dự ước đến hết ngày 31/12/2024 đạt 55.300 tỷ đồng, vượt 55% dự toán được giao; trong đó thu thuế xuất nhập khẩu đạt 21.000 tỷ đồng và thu thuế nội địa đạt 34.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Ngô Đình Hùng, qua theo dõi của ngành thuế, thu ngân sách của tỉnh nhiều năm nay vẫn phụ thuộc vào 2 nguồn thu chính là thuế nhập khẩu dầu thô của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và thu tiền sử dụng đất. Hai động lực chính này liên tục chiếm tới 64-69% tổng thu ngân sách toàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2024. Năm 2024, con số này ước tính là 68% khi Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn vận hành vượt công suất, nguồn dầu thô nhập cao hơn các năm trước.

Đại biểu Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại buổi họp. Ảnh: Văn Thanh

Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới năm 2025 dự báo vẫn rất nhiều thách thức; các nguồn thu thuế từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và thu tiền sử dụng đất đã phát huy rất cao dư địa khai thác trong nhiều năm nay, đại biểu đề xuất để duy trì tốc độ tăng trưởng thu ngân sách các năm tiếp theo, cần thúc đẩy phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), nâng cấp sân bay Thọ Xuân đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để tạo nền tảng hạ tầng tốt, thuận lợi cho thu hút đầu tư.

Đối với phát triển hạ tầng KCN, CCN, toàn tỉnh hiện có Khu Kinh tế Nghi Sơn với 23 phân KCN. Ngoài ra, theo quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh có 19 KCN và 126 CCN. Tuy nhiên, “bức tranh” hạ tầng KCN, CCN vẫn còn dang dở khi mới chỉ có 7 KCN trong Khu Kinh tế Nghi Sơn gắn với các dự án lớn và 2 CCN đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng; 6/8 KCN ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn đã có nhà đầu tư hạ tầng nhưng chưa được đầu tư đồng bộ theo đúng quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản sau sắp xếp tinh gọn bộ máy

Nghệ An: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản sau sắp xếp tinh gọn bộ máy

(Thanh tra) - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản về việc xử lý tài sản, tài chính, ngân sách trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước khi thực hiện sắp xếp.

Văn Thanh

09:06 25/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm