Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội cần thanh tra, kiểm tra lại việc sử dụng đất

Hải Hà

Thứ bảy, 23/05/2020 - 18:00

(Thanh tra) - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Lê Thanh Khuyến đề nghị, Hà Nội cần thanh tra, kiểm tra lại việc sử dụng đất, nhất là đối với đất dự án, giao đất đã lâu nhưng vẫn quây tôn để đó nhiều năm...

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà lưu ý, Hà Nội cần quan tâm đến cán bộ quản lý đất đai từ cấp phường xã, tránh sự nhũng nhiều, buông lỏng quản lý để việc thực hiện việc quản lý, sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ hiệu quả, tránh lãng phí. Ảnh: CTV

Sáng 23/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các bộ, ngành liên quan về một số nội dung lớn trong công tác TN&MT, đất đai trên địa bàn TP.

Gần 200.000 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận

Báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn TP được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không chồng chéo, trùng lặp.

Từ năm 2016 - 2019, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn TP đã thanh tra, kiểm tra tại 10.883 cơ sở và xử lý vi phạm hành chính 4.894 cơ sở với tổng số tiền phạt là 61,1 tỷ đồng.

TP cũng đã tập trung triển khai xử lý ô nhiễm môi trường nước 90 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành.

Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các quận trung tâm TP là 100%; tại các huyện ngoại thành 88-89% và 100% rác thải sinh hoạt thu gom được xử lý đúng tiêu chuẩn…

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Khoảng cách thu gom và vận chuyển từ nguồn thải đến nơi xử lý xa, chưa hiệu quả; hạ tầng thu gom nước thải còn thiếu đồng bộ…

Trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) báo cáo cho biết, đã hoàn thành thực hiện đăng ký kê khai lần đầu 1.551.951 thửa; trong đó, đã cấp GCNQSDĐ 1.355.510 thửa, còn 196.441 thửa chưa cấp được GCNQSDĐ do còn tồn tại, vướng mắc.

Xử lý dứt điểm vi phạm đã có kết luận

Với những tồn tại, vướng mắc trong cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở gắn với tài sản khác, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Lê Thanh Khuyến cho rằng, Hà Nội cần xây dựng phương án với từng trường hợp cụ thể, không nên đưa ra tình trạng chung.

Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT có những phương án tháo gỡ phù hợp, giúp Hà Nội xử lý tình trạng này.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, môi trường Hà Nội đang phải đối mặt với các vấn đề về chất thải sinh hoạt, chất thải rắn, xử lý nước thải và chất lượng không khí. Ảnh: CTV

Tại hội nghị, Hà Nội cũng kiến nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn cho thuê đất đối với trường hợp thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe của đất công cộng.

Đồng thời, với diện tích đất công, đất do TP đã giải phóng mặt bằng đã được UBND TP kêu gọi đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư thì có phải thực hiện đấu giá không hay phải thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án?

Trả lời câu hỏi trên, ông Khuyến cho biết, việc sử dụng đất này hiện còn rất phức tạp, nếu để đáp ứng được thì phải sửa đổi quy định của luật nên cần phải nghiên cứu kỹ để có đề xuất.

Ông Khuyến cũng đề nghị, Hà Nội cần thanh, kiểm tra lại việc sử dụng đất, nhất là đối với đất dự án, giao đất đã lâu nhưng vẫn quây tôn để đó nhiều năm, khiến lãng phí tài nguyên đất.

Về quản lý đất đai, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP sớm hoàn thành hệ thống hồ sơ địa chính, tinh thần là làm đến đâu cập nhật đến đó.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, xử lý kịp thời vi phạm, xử lý dứt điểm các vi phạm đã có kết luận; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ giao đất dịch vụ.

Đối với các dự án có vướng mắc về cấp GCNQSDĐ, UBND TP phải rà soát lại từng dự án gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để xem xét, giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Với quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà lưu ý thêm, Hà Nội cần quan tâm đến cán bộ quản lý đất đai từ cấp phường xã, tránh sự nhũng nhiều, buông lỏng quản lý để việc thực hiện việc quản lý, sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ hiệu quả, tránh lãng phí.

Thiếu chủ động trong giải quyết ô nhiễm môi trường

Về môi trường, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, môi trường Hà Nội đang phải đối mặt với các vấn đề về chất thải sinh hoạt, chất thải rắn, xử lý nước thải và chất lượng không khí.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2020, Hà Nội phải tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng không khí. Ảnh: CTV

Trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng cho rằng, chúng ta đang thiếu tính chủ động. Mặc dù đã phân cấp quản lý cho từng bộ, ngành trong nhưng hiện nay, vẫn chưa thực hiện được đúng vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp.

Vướng mắc trong xử lý nước thải, ô nhiễm không khí, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Luật Bảo vệ môi trường mới đang sửa đổi sẽ giải quyết được.

Cũng theo Bộ trưởng, hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ có Nhà nước mà phải có sự tham gia của rất nhiều đối tượng. Vì vậy, Hà Nội cần huy động được sức mạnh tập thể của cả cộng đồng.

Liên quan đến vấn đề này, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo thời gian tới, Ban Cán sự Đảng UBND TP phải tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tập trung, các dự án áp dụng công nghệ đốt rác phát điện trọng điểm, các trạm xử lý nước thải…

Ông Huệ cũng đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống ô nhiễm không khí. “Tinh thần là phải quyết liệt, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2020 phải tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng không khí”- ông Huệ nói.

Đồng thời chỉ đạo, Sở TN&MT và các quận, huyện, thị xã phải rà soát, lên danh sách toàn bộ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, giao thời hạn khắc phục; sau thời hạn mà không khắc phục được thì cho dừng hoạt động.

Thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất 28 dự án

Qua thanh tra quản lý đất đai, UBND TP Hà Nội cho biết, đã thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất 28 dự án với tổng diện tích 1.758,6 ha; kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 24 dự án (tổng diện tích 35,8 ha); trình Chủ tịch UBND TP ban hành 42 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN&MT với với số tiền trên 924,3 triệu đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng

Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng

(Thanh tra) - Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Cơ quan Giám sát Ngân hàng Lại Hữu Phước cho biết, một số sai phạm, tồn tại của các tổ chức tín dụng được tích tụ từ nhiều năm trước. Để xử lý dứt điểm đòi hỏi phải phối hợp với nhiều cơ quan, bộ, ngành và phụ thuộc vào điều kiện thị trường, gây áp lực cho công tác thanh tra ngân hàng.

Phương Hiếu - Mạnh Đạt

12:35 28/12/2024
Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh triển khai hội nghị tập huấn thực hiện Luật Đường bộ

Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh triển khai hội nghị tập huấn thực hiện Luật Đường bộ

(Thanh tra) - Thực hiện Kế hoạch số 533/KH-UBND ngày 14/11/2024 của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội nghị triển khai Luật Đường bộ năm 2024, ngày 27/12/2024, tại Trụ sở Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Tĩnh, Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các phòng, ban đơn vị trực thuộc Sở tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết có liên quan.

Sơn Hải

11:05 28/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm