Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu - Mạnh Đạt
Thứ bảy, 28/12/2024 - 12:35
(Thanh tra) - Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Cơ quan Giám sát Ngân hàng Lại Hữu Phước cho biết, một số sai phạm, tồn tại của các tổ chức tín dụng được tích tụ từ nhiều năm trước. Để xử lý dứt điểm đòi hỏi phải phối hợp với nhiều cơ quan, bộ, ngành và phụ thuộc vào điều kiện thị trường, gây áp lực cho công tác thanh tra ngân hàng.
Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Cơ quan Giám sát Ngân hàng Lại Hữu Phước cho biết, một số sai phạm, tồn tại của các tổ chức tín dụng được tích tụ từ nhiều năm trước gây áp lực cho công tác thanh tra ngân hàng. Ảnh: Mạnh Đạt
Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Thanh tra, quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Giám sát Ngân hàng Lại Hữu Phước cho biết, hệ thống ngân hàng luôn được coi là huyết mạch của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có vai trò quan trọng đối với an ninh tiền tệ quốc gia.
Theo ông Phước, trong năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng luôn được Ngân hàng Nhà nước chú trọng và tăng cường nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại, sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần quan trọng bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng như tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước và thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng.
Công tác thanh tra tiếp tục được đổi mới, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nguồn lực hiện có; đẩy mạnh thanh tra chuyên đề, hướng tới tập trung hiệu quả nguồn lực thanh tra vào các đối tượng, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, sai phạm.
Trong năm 2024, thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã triển khai 1.412 cuộc thanh tra, kiểm tra; ban hành 341 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân... Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý sau thanh tra tiếp tục được quan tâm thực hiện chặt chẽ, sát sao nhằm bảo đảm tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các kiến nghị tại các kết luận thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh đó, ông Phước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng đã chủ trì đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng, chế độ kế toán, lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ; kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế… đồng thời, kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Phước hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như các tổ chức tín dụng có quy mô ngày càng lớn, hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng phức tạp và đa dạng; tình hình tội phạm an ninh mạng, sử dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng có diễn biến phức tạp, gây tổn thất cho tổ chức tín dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống.
“Một số sai phạm, tồn tại của các tổ chức tín dụng được tích tụ từ nhiều năm trước, để xử lý dứt điểm đòi hỏi phải phối hợp với nhiều cơ quan, bộ ngành và phụ thuộc vào điều kiện thị trường, gây áp lực cho công tác thanh tra ngân hàng”, ông Phước cho biết.
Theo đó, lực lượng thanh tra ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch thanh tra hàng năm, bảo đảm tiến độ triển khai từng đoàn thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật thanh tra.
Xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với nguồn lực hiện có và có tính dự phòng các công việc phát sinh đột xuất... bảo đảm hoàn thành.
Tăng cường giám sát hoạt động của đoàn thanh tra để đôn đốc, thúc đẩy đoàn thanh tra bảo đảm tiến độ theo yêu cầu, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với thành viên đoàn thanh tra vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng kiến nghị tại các kết luận thanh tra, bảo đảm rõ ràng, cụ thể đối tượng, thời hạn thực hiện kiến nghị, cá thể hóa trách nhiệm của cá nhân có liên quan đối với các vi phạm của tập thể.
Chú trọng tập huấn cho cán bộ thanh tra trước khi triển khai đoàn thanh tra, họp rút kinh nghiệm sau khi kết thúc thanh tra; thường xuyên họp, trao đổi chuyên đề để thống nhất cách thức, đánh giá tại kết luận thanh tra.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng và tiệm cận với các thông lệ quốc tế.
“Tập trung xây dựng đội ngũ công chức thanh tra có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, liêm chính, trách nhiệm trong thực thi công vụ; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức. Thực hiện nghiêm túc Quy chế số 131-QĐ/TW ngày của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán”, ông Phước nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định, năm 2025 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, dự kiến nhiều đơn thư, vụ việc phức tạp xảy ra. Do vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải yêu cầu, ngành Thanh tra tỉnh cần lường trước, tập trung nguồn lực để làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư.
Hải Hà
13:46 28/12/2024(Thanh tra) - Quán triệt kết luận thanh tra phải công tâm, khách quan, thấu tình, đạt lý và khả thi, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong đồng thời yêu cầu phải tăng cường kiểm soát quyền lực, cấm bỏ lọt, bỏ sót sai phạm phát hiện qua thanh tra.
Hương Giang
13:43 28/12/2024Phương Hiếu - Mạnh Đạt
12:35 28/12/2024Sơn Hải
11:05 28/12/2024Phương Hiếu - Mạnh Đạt
11:04 28/12/2024Lê Phương - Hoàng Nam
10:35 28/12/2024Bích Tuệ
Thùy Dương
Việt Linh
Bảo Trân
Thanh Thanh
Trần Kiên
Nhóm PV
Bích Tuệ
Hải Hiếu
T.Lương
Lê Phương
Hải Hà