00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ đề nghị Hải Phòng chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất

Bảo Anh

Thứ bảy, 28/12/2024 - 09:55

(Thanh tra) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất đai theo tinh thần Nghị quyết 73/NQ-CP và 116/NQ-CP của Chính phủ và công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại thành phố Hải Phòng, đề nghị chấn chỉnh vi phạm.

Tại buổi công bố kết luận thanh tra ngày 20/12, TTCP đề nghị Hải Phòng chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất. Ảnh: TH

Hàng loạt vi phạm trong quy hoạch xây dựng và quản lý sử dụng đất

Theo TTCP, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 73 và Nghị quyết 116 của Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ ra nhiều hạn chế, vi phạm, đó là chưa hoàn thiện việc rà soát diện tích đất đang quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước để, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (SDĐ); chưa tích cực đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đã cổ phần nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án SDĐ; chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, nhất là đối với các doanh nghiệp Trung ương cổ phần hóa đóng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, TTCP chỉ ra, việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ các cấp nhìn chung còn chậm; nhiều chỉ tiêu SDĐ theo quy hoạch được phê duyệt chưa đạt mục tiêu.

Quy hoạch SDĐ và quy hoạch xây dựng đô thị còn có nội dung chưa thống nhất hoặc chưa đồng bộ giữa các cấp độ quy hoạch nên phải cập nhật, điều chỉnh nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

UBND thành phố cũng chưa chủ động xây dựng kế hoạch bố trí dự toán ngân sách tối thiểu 10% nguồn thu ngân sách từ đất đai, để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và phát triển đô thị, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về quy hoạch, giá đất và hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại.

Đối với công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng giai đoạn 2015-2022, TTCP cũng chỉ ra hàng loạt hạn chế, thiếu sót. Đó là, chưa đảm bảo các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch; chậm triển khai các quy hoạch cấp trên, chậm điều chỉnh quy hoạch xây dựng khi đã hết hạn; chưa lập, phê duyệt quy hoạch vùng, huyện làm cơ sở để lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện.

Điều đáng nói, UBND thành phố thực hiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần để thực hiện dự án đầu tư, nhưng chưa làm rõ căn cứ điều chỉnh.

Cùng với đó, UBND thành phố Hải Phòng chậm phê duyệt chương trình phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chưa quan tâm quy hoạch kịp thời đất xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ phủ quy hoạch chi tiết còn thấp, phạm vi quy hoạch hẹp, thiếu tổ chức, thiếu tính kết nối hạ tầng…

TTCP cũng chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại đô thị giai đoạn từ 2011 đến tháng 6/2023.

Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị còn đạt tỷ lệ thấp; đất có nguồn gốc do các đơn vị quốc phòng, an ninh quản lý, đã phân phối cho cán bộ, chiến sỹ, quân nhân làm nhà ở nhưng chưa bàn giao về cho địa phương quản lý để được xử lý cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Một số dự án vướng mắc chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ giải phòng mặt bằng nên chưa bàn giao đất; một số dự án phát triển nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư, nhưng chủ đầu tư xây dựng không phù hợp với quy hoạch chi tiết, hồ sơ thiết kế và phương án kiến trúc được phê duyệt về tầng cao nhà ở…

Nhiều dự án sử dụng đất tại Hải Phòng có nhiều vi phạm về kế hoạch, quy hoạch SDĐ. Ảnh minh họa

TTCP kiểm tra trực tiếp tại 18 dự án sử dụng đất cho thấy, đã để xảy ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm về công tác quy hoạch, về việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án (Dự án Làng Việt Kiều Quốc tế...).

Hay vi phạm về việc giao đất, cho thuê đất, thiếu sót trong việc xác định tiền sử dụng đất của dự án; nhiều dự án chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền SDĐ, chậm phê duyệt giá đất, chậm xác định bổ sung tiền sử dụng đất, thuê đất sau điều chỉnh quy hoạch.

UBND thành phố cũng không xác định chấm dứt lãi vay khi thực hiện giao đất đối với 2 dự án đối ứng BT (dự án Huy Hoàng - Sở Dầu và dự án Khu đô thị mới Hoàng Huy Green River)…

Kiến nghị hủy bỏ hoặc điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án quá thời hạn

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hải Phòng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

Đồng thời, đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chấn chỉnh công tác quản lý, SDĐ; chỉ đạo các sở, ngành chấn chỉnh trong việc tổ chức triển khai và thực hiện tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết 73 và Nghị quyết 116 của Chính phủ.

Khẩn trương kiểm tra, rà soát diện tích đất đang quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; kiểm tra, rà soát để hủy bỏ hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là các quy hoạch, kế hoạch SDĐ quá thời hạn thực hiện, tránh lãng phí nguồn lực đất đai của địa phương, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân sinh sống trong các khu vực quy hoạch.

Chỉ đạo các cấp, các ngành của thành phố tập trung giải quyết dứt điểm, triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thi, tránh phát sinh điểm nóng khiếu kiện.

Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch xây dựng.

TTCP đề nghị UBND thành phố Hải Phòng khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch; công tác quản lý, SDĐ; rà soát xử lý tương tự đối với các dự án khác trên toàn thành phố, đảm bảo tính đúng, tính đủ, đúng thời điểm theo quy định, không để thất thoát ngân sách Nhà nước; khắc phục triệt để hạn chế, thiếu sót đã nêu.

“Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, nếu phát hiện trường hợp gây thất thoát ngân sách Nhà nước, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải chuyển cơ quan điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, TTCP đề nghị.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhiều vi phạm ở dự án duy tu bảo dưỡng đê điều 40 tỷ đồng

Thanh Hóa: Nhiều vi phạm ở dự án duy tu bảo dưỡng đê điều 40 tỷ đồng

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kết luận thanh tra về dự án duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2024 tỉnh Thanh Hóa, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường làm chủ đầu tư. Qua thanh tra đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm và yêu cầu các cá nhân, tập thể kiểm điểm trách nhiệm liên quan.

Văn Thanh

19:58 15/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm