Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp: Còn Hà Nội và Vĩnh Phúc chưa có báo cáo 114 vụ việc

Lê Phương - Hoàng Nam

Thứ bảy, 28/12/2024 - 10:14

(Thanh tra) - Chia sẻ về tình hình tiếp công dân, Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết, 2024 là năm có nhiều biến động, nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, tình hình khiếu kiện của công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương và trên địa bàn thành phố Hà Nội có giảm về số lượng nhưng tính phức tạp gia tăng, nhiều đoàn khiếu kiện đông người có sự kết nối, có đoàn có cả trẻ em tham gia.

Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết, đến cuối tháng 11/2024, còn Hà Nội có 1 vụ việc và Vĩnh Phúc có 113 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp kéo dài không báo cáo. Ảnh: Mạnh Đạt

“Một số công dân thuộc đoàn khiếu kiện đông người của các địa phương kết hợp cùng nhóm công dân khiếu kiện đơn lẻ, lưu trú dài ngày tại Thủ đô tập trung tại khu vực trung tâm hành chính Ba Đình, khu vực một số cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… để căng băng rôn, khẩu hiệu gây mất an ninh, trật tự; có trường hợp công dân khiếu kiện la hét, chửi bới… gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của Thủ đô”, ông Điệp cho biết.

Cũng theo ông Điệp, năm 2024, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 3.563 lượt với 8.494 công dân đến trình bày 3.552 vụ việc. So với năm 2023, số lượt tiếp giảm 5,4%; số lượt người giảm 15,7%; số vụ việc giảm 2,4%; số lượt đoàn đông người giảm 22,4%. 

Trưởng ban Tiếp Công dân Trung ương đã trực tiếp tiếp các vụ việc khiếu kiện phức tạp tại Trụ sở Hà Nội và tăng cường tiếp các đoàn công dân khiếu kiện đông người ở các tỉnh, thành phố phía Nam tại Trụ sở Tiếp Công dân Trung ương ở thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đã hạn chế công dân tập trung ra Hà Nội khiếu kiện. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tiếp thường xuyên 17 vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài; đặc biệt có nhiều lượt tiếp được tổ chức ở địa phương, có những lượt tiếp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội.

Ban đã phân loại và xử lý 12.927/13.066 đơn. Trong tổng số 12.927 đơn có 4.218 đơn được hướng dẫn, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc đề xuất chuyển đến các cục, vụ để kiểm tra, rà soát, chiếm khoảng 32,6% (khiếu nại 3.952 đơn; tố cáo 47 đơn; kiến nghị, phản ánh 219 đơn) và 8.709 đơn trước đó đã được hướng dẫn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, công dân vẫn tiếp tục gửi đơn nhưng không có nội dung, chứng cứ mới, Ban thống kê theo dõi, chiếm khoảng 67,4% (trong đó có 286 đơn nặc danh chiếm khoảng 3,28%). So với cùng kỳ năm 2023, số đơn đã xử lý giảm 2,7% (12.927/13.291); số đơn đủ điều kiện xử lý giảm 23,2% (4.218/5.494).

Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao, trong năm, Ban đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đột xuất lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao trong việc tham mưu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời, chủ động tham mưu, đề xuất thực hiện kiểm tra, đôn đốc công tác phối hợp tiếp công dân, phương án đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ Đại hội Đảng và nắm tình hình các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người có nguy cơ trở thành “điểm nóng” tại các địa phương: Thái Bình, Hải Phòng, Tuyên Quang và Lào Cai.

Tham mưu triển khai nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ giao về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai có nguồn gốc nông lâm trường, ông Điệp cho biết đã chỉ đạo chủ trì, phối hợp thực hiện kiểm tra tại 6 địa phương gồm Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Lào Cai và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo của 24 địa phương, tham mưu báo cáo để Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đồng ý với các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện.

Tham mưu và triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến. Tính đến cuối tháng 11/2024, 63/63 tỉnh, thành phố đã liên hệ với Thanh tra Chính phủ, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội để triển khai các bước kết nối thử nghiệm, kiểm tra tín hiệu đường truyền và từng bước đồng bộ hoá dữ liệu để kết nối giữa điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương và điểm cầu trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh. Đã có 39/63 địa phương hoàn thành kết nối, sẵn sàng sử dụng để tiếp, đối thoại, vận động công dân khi có yêu cầu; còn 24/63 địa phương chưa kết nối.

Thực hiện đôn đốc các địa phương rà soát và báo cáo kết quả các vụ việc trong danh sách 1.003 vụ việc. Đến cuối tháng 11/2024, đã có 890/1.003 (đạt 88,73%) có kết quả rà soát (riêng Hà Nội có 1 vụ việc và Vĩnh Phúc có 113 vụ việc không báo cáo).

“Đây là kết quả cuối cùng của chương trình rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài giai đoạn 2019 - 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ”, ông Điệp khẳng định.

Từ kết quả đạt được trong công tác tiếp công dân, thực hiện các nhiêm vụ đột xuất lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao trong thời gian qua, Ban Tiếp Công dân Trung ương đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân như thực hiện nghiêm các quy định Luật Tếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở đảm bảo công dân đến Trụ sở đều được tiếp, hướng dẫn, xử lý kịp thời đúng quy định.

Đồng thời, tăng cường nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Ban thông qua các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ đảm bảo đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp; áp dụng văn bản số, chữ ký số; phối hợp với Trung tâm Thông tin trong việc khắc phục, nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình thí điểm tiếp công dân trực tuyến theo Quyết định số 748/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ. 

Phối hợp chặt chẽ giữa Trụ sở Tiếp công dân với địa phương để nắm tình hình khiếu kiện của công dân, tuyên truyền vận động công dân trở về địa phương góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự tại Thủ đô; phối hợp giữa Trụ sở Tiếp công dân Trung ương với bộ phận chức năng của Bộ Công an và công an các địa phương để sẵn sàng phát hiện, ngăn ngừa trường hợp lợi dụng quyền khiếu kiện để kích động, lôi kéo gây mất an ninh, trật tự công công, an ninh, an toàn xã hội.

Tiếp tục phối hợp có hiệu quả với Liên đoàn Lluật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam tư vấn miễn phí cho công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Tập trung nguồn lực làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư

Bắc Ninh: Tập trung nguồn lực làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư

(Thanh tra) - Khẳng định, năm 2025 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, dự kiến nhiều đơn thư, vụ việc phức tạp xảy ra. Do vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải yêu cầu, ngành Thanh tra tỉnh cần lường trước, tập trung nguồn lực để làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư.

Hải Hà

13:46 28/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm