Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 18/07/2012 - 08:50
(Thanh tra) - Sau thanh tra công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012, Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định Nguyễn Khắc Chanh đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với 5 UBND huyện xử lý triệt để tình hình vi phạm pháp luật đê điều; trước mắt giải tỏa một số điểm kinh doanh vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến đê kè, hành lang thoát lũ tại các địa phương.
Tập huấn phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Ảnh minh họa
Theo Thanh tra tỉnh Nam Định, 5 huyện Vụ Bản, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực đã tổ chức tổng kiểm tra đê điều, đánh giá thực trạng đê, kè, cống, xác định trọng điểm, xây dựng kế hoạch tu sửa, củng cố trước mùa mưa bão và xây dựng kế hoạch chuẩn bị các loại vật tư theo chỉ tiêu phân bổ cho các xã, thị trấn phục vụ công tác phòng, chống lụt bão.
Tuy nhiên, các đơn vị mới chuẩn bị vật tư tại chỗ dưới hình thức ký hợp đồng mua đối với các chủ hộ sản xuất, kinh doanh. Các loại vật tư như bao đất, tre cây, phi lao, rào tre… còn nằm trong dân. Đất dự trữ ở một số xã mới chỉ ra được vị trí lấy đất nhưng khi có tình huống cần xử lý thì việc khai thác, vận chuyển đất còn gặp khó khăn.
Lực lượng xung kích các xã, thị trấn tuy đã có danh sách, giao chỉ tiêu cụ thể cho xóm, đội nhưng rất khó huy động khi có tình huống bão, lũ xảy ra vì lực lượng này thường đi làm ăn xa, không có mặt ở địa phương.
Kiểm tra tiến độ thi công một số công trình đê, kè biển thuộc địa bàn các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng cho thấy, một số đơn vị thi công chậm không bảo đảm tiến độ, xây dựng phương án phòng, chống lụt bão. Công tác bảo vệ công trình đang thi công còn sơ sài chưa có thỏa thuận phối hợp với các xã để đề phòng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Đơn cử, gói thầu xây dựng hệ thống mỏ kè và cải tạo nâng cấp đường cứu hộ phòng, chống lụt bão thuộc tuyến đê biển huyện Giao Thủy mới thi công được 15 - 17% khối lượng. Gói thầu đầu tư xây dựng khẩn cấp kiên cố hóa mặt đê biển từ phà Thịnh Long - cống Quần Vinh I từ K3+426 đến K6+700 đê biển Nghĩa Hưng phải hoàn thành từ 30/9/2011 nhưng đến nay mới thi công được 75% khối lượng.
Đơn vị thi công cầu An Nhân huyện Vụ Bản, cầu Tây huyện Nam Trực chưa xử lý phá dỡ, nạo vét bê tông, đất đá ở mố cầu cũ, làm thu hẹp dòng chảy, ảnh hướng tới việc tiêu thoát nước khi có úng, lụt xảy ra. Tình trạng bèo, rác ở các tuyến kênh vẫn còn nhiều. Ở các khu dân cư vẫn thường xuyên xả rác thải xuống lòng kênh, gây ô nhiễm môi trường.
Tình trạng vi pháp luật về đê điều vẫn phát sinh. Tại 5 huyện có 36 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ. Nhất là, việc kết hợp giữa các hạt quản lý đê điều với chính quyền các xã, thị trấn và các huyện chỉ dừng lại ở mức lập biên bản, có nơi đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để nên vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều vẫn tồn tại chưa giải tỏa được.
Thanh tra tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại các phương án phòng, chống lụt bão trên toàn huyện, thực hiện đúng phương châm 4 tại chỗ. Rà soát thống kê các công trình, trường học, trạm y tế, nhà dân thuộc diện nguy hiểm, có phương án di dời, bảo vệ khi có bão lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Đối với hệ thống đê, kè, cống, tuyến đê kè xung yếu, các huyện phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố hư hỏng, báo cáo các cấp có thẩm quyền để khắc phục bảo đảm an toàn.
Thanh tra tỉnh cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đê biển; kiểm tra, rà soát, phân loại để lập dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên các công trình trọng điểm xung yếu trong hệ thống đê, kè, cống trình UBND tỉnh để có kế hoạch đầu tư xây dựng.
Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Khắc Chanh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện xử lý triệt để tình hình vi phạm pháp luật đê điều đối với các tổ chức, cá nhân; trước mắt cần giải tỏa một số điểm kinh doanh vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến đê kè, hành lang thoát lũ tại các địa phương.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Nam Định có 2.296 phương tiện đánh bắt thủy, hải sản, tổng công suất trên 86.800CV. Nhưng việc quản lý, theo dõi hoạt động của các tàu thuyền, chế độ thông tin liên lạc, thông báo bão, áp thấp nhiệt đới cho các tàu còn gặp nhiều khó khăn.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát chương trình, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Qua thực hiện phong trào thi đua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiệm vụ chuyên môn.
Thu Huyền
06:00 14/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.
Trần Quý
21:00 13/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải