Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/11/2014 - 09:40
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), (MDEC - Sóc Trăng 2014), chiều 5/11 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo MDEC - Sóc Trăng 2014 Nguyễn Phong Quang chứng kiến ký kết giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Ảnh: TL
Hội thảo đã khẳng định ĐBSCL có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của quốc gia; là nơi cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả nước.
Sản lượng gạo xuất khẩu có nguồn gốc từ ĐBSCL chiếm 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành nước có trữ lượng xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới.
Bên cạnh tiềm năng về lương thực, nơi đây còn là một vùng có thế mạnh lớn về kinh tế biển với trữ lượng hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng, đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Theo đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 899 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Một trong những mục tiêu tổng quát mà Chính phủ đề ra cho năm 2015 là “Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn quốc gia nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng là kim chỉ nam đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn nói chung, cơ chế đặc thù đối với vùng ĐBSCL nói riêng.
Tại Hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo ngành Ngân hàng xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôi, trồng chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và trái cây nói riêng vẫn là những lĩnh vực được ưu tiên và ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của các sản phẩm này tại khu vực ĐBSCL.
Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm nhằm tạo sự lan tỏa trong khu vực, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương và cả vùng ĐBSCL.
Triển khai các chương trình tín dụng của Chính phủ để hỗ trợ cho lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của khu vực ĐBSCL, nhằm giúp DN và người dân vượt qua khó khăn, có mức thu nhập hợp lý từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu để xây dựng cơ chế đặc thù trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 41 phù hợp tình hình hiện nay và phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của người dân để thực hiện được các mục tiêu đề ra của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; cho vay phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội gắn liền với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại khu vực ĐBSCL, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi xoay quanh các nội dung, như: Đánh giá tác động của các chính sách đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL. Thực trạng công tác quy hoạch, liên kết vùng ĐBSCL, phát triển mối liên kết ngang, liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trái cây, cá tra và tôm. Hỗ trợ nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch dựa trên thế mạnh từng địa phương.
Đánh giá tác động chính sách tín dụng của NHNN trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL. Đánh giá về hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn, những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng để phát triển sản xuất - kinh doanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại khu vực ĐBSCL và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động.
Thực trạng huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) tại vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực huy động vốn và cho vay tại khu vực. Các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng đối với những mô hình liên kết, mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL…
Cũng tại Hội thảo này, NHNN Việt Nam đã tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng giữa 6 doanh nghiệp của các tỉnh, thành gồm Tiền Giang, Sóc Trăng, Hải Phòng, Đà Nẵng, Ninh Thuận và Thanh Hóa, nâng tổng số doanh nghiệp được vay vốn lên con số 27 doanh nghiệp thực hiện 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố với tổng số tiền trên 4.600 tỉ đồng.
Được biết, 27 doanh nghiệp này được vay vốn từ chương trình cho vay thí điểm, mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao theo chỉ đạo của Chính phủ. Các doanh nghiệp này đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp có thế mạnh tại 5 khu vực trên toàn quốc.
Trúc Lâm - Xuân Lương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương