Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần tạo chính sách đột phá

Thứ tư, 07/12/2016 - 06:34

(Thanh tra)- Hiện nay, tỷ trọng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% trong tổng số DN của cả nước và đa phần có quy mô vốn nhỏ, số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%. Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp và về nông thôn còn ít, ước tính chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.

Còn nhiều vướng mắc dẫn đến DN chưa mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: TQ

Vướng chính sách đất đai

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số DN đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 DN năm 2007 lên 3.640 DN năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 là 4.080 DN. Đáng chú ý, đã có rất nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương và trong nhiều lĩnh vực.

Nguyên nhân chính khiến DN chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về chính sách đất đai và tín dụng hỗ trợ cho DN.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết, có đến 63% DN kêu khó khăn về tiếp cận đất đai và 46% DN còn lại kêu là rất khó khăn; 70% DN kêu khó khăn về tiếp cận tín dụng; 82,5% DN chưa tiếp cận được bảo hiểm trong nông nghiệp và 77% DN kêu là khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ…

Bà Tạ Thị Thanh Vân, Cty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân cho biết, mặc dù tỉnh Thái Bình cho chủ trương đầu tư nhưng DN vướng vì phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng ruộng đất, sau đó đền bù thuê lại người nông dân… để tích tụ 25ha thì quả là rất khó khăn.

Theo ông Trần Huy Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình, các bất cập hiện nay đó là, DN nông nghiệp rất thiếu đất cho vùng nguyên liệu, giá thuê đất cao. Các quy định và hướng dẫn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, rõ ràng để người dân an tâm góp vốn với DN. Chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nông nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lớn chưa có hiệu quả. Hầu hết DN khó tiếp cận vốn tín dụng. Đặc biệt, việc rà soát xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách hết hiệu lực chưa kịp thời. Năng lực liên kết với các đối tác, khả năng tìm kiếm và tiếp cận thông tin thị trường của DN còn yếu. Mặt khác, DN thiếu hiểu biết về các rào cản kỹ thuật, các quy định thương mại quốc tế… ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cần tạo chính sách đột phá

Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nhà nước cần phải có các chính sách đột phá để đẩy mạnh đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn như: Chính sách về đất đai, ứng dụng khoa học công nghệ, tín dụng, đầu tư trong nông nghiệp; tạo hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn để tạo đòn bẩy và bệ đỡ cho ngành Nông nghiệp phát triển.

Ông Tăng Minh Lộc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Phát triển Nông thôn cho biết, Nghị định 210/2013 còn thiếu tính khả thi và chưa đủ mạnh để thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, một lĩnh vực nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác. Vì thế, chính sách Nhà nước nên hướng vào giải quyết các yếu tố là cản trở lớn đối với DN đầu tư như: Quy hoạch, hạ tầng, tín dụng, dễ bị nông dân bội ước trong hợp đồng…

Theo bà Tạ Thị Thanh Vân, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi cho DN khi thực hiện các dự án như thuê đất, chính sách cụ thể với DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Và nguồn tín dụng thế nào, bởi DN nông nghiệp chịu nhiều rủi ro về thiên tai nên khi ký kết bao tiêu sản phẩm cần có chế độ bảo hiểm để DN yên tâm sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Chính phủ luôn quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư và khuyến khích các DN đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản, hình thành các chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2020 số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp tăng ít nhất 2 lần so với năm 2015. Trong đó, tập trung các giải pháp then chốt như xác định đúng vai trò của Nhà nước, chính sách tạo thuận lợi cho sử dụng đất đai có hiệu quả, cơ chế, chính sách về thương mại, đầu tư, hạ tầng, tài khóa, tiền tệ, tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo nghề...

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.

Trần Quý

19:12 11/12/2024
Ngân hàng tăng lãi suất, khuyến cáo khách hàng tránh sập bẫy mã QR giả

Ngân hàng tăng lãi suất, khuyến cáo khách hàng tránh sập bẫy mã QR giả

(Thanh tra) - Đã có 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi trong 2 tháng qua, mức tăng từ 0,1-0,7% tùy kỳ hạn, và ngân hàng. Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi dao động từ 4,6-5,95%/năm. Các ngân hàng khuyến cáo chủ cơ sở kinh doanh chủ động rà soát các mã QR của mình nhằm phát hiện kịp thời và gỡ bỏ các mã QR giả mạo.

Uyên Uyên

12:45 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm