Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư

Hương Giang

Thứ bảy, 06/01/2024 - 21:06

(Thanh tra) - Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) của một số nhà đầu tư, để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu ngân hàng này.

Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại SCB. Ảnh nguồn SCB

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tái cơ cấu nền kinh tế cho biết trong lĩnh vực ngân hàng, hai năm qua Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.

Với các ngân hàng, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có SCB, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý. Theo đó, hướng xử lý được đưa ra trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và ban kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.

“Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định”, báo cáo nêu.

Hiện 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank và SCB.

Trong đó, SCB là ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng này ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt.

Với 4 ngân hàng còn lại (CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank), Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc. Hiện cơ quan chức năng đang xem xét, chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Báo cáo cũng cho biết, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém vẫn còn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng tham gia xử lý/nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.

Chính phủ từng cho biết tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn khi phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, về quy mô vốn, tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.

Các ngân hàng thương mại cổ phần đang củng cố, chấn chỉnh toàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Nhiều chính sách được ban hành trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đã tạo hành lang pháp lý điều hành chính sách tiền tệ, xử lý nợ xấu, khắc phục và xử lý tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng số, chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

“Sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo”, báo cáo khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ABBANK thông báo áp dụng sinh trắc học cho toàn bộ giao dịch

ABBANK thông báo áp dụng sinh trắc học cho toàn bộ giao dịch

(Thanh tra) - Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 01/01/2025.

11:11 25/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm