Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 06/11/2023 - 16:19
(Thanh tra) - “Lĩnh vực ngân hàng, liệu có khả năng xảy ra như vụ SCB nữa hay không, để khách hàng gửi tiền yên tâm”, đại biểu Phạn Văn Hòa chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: QH
Cuối phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 6/11, đại biểu Phạm Văn Hòa giơ biển tranh luận với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Ông bày tỏ yên tâm khi nghe Thống đốc Hồng trả lời về tín dụng, nhưng bày tỏ lo ngại khi có 4 ngân hàng thương mại cổ phần đang bị kiểm soát đặc biệt.
“Với lĩnh vực ngân hàng, liệu có khả năng xảy ra như vụ SCB nữa hay không, để khách hàng gửi tiền yên tâm”, ông Phạm Văn Hòa chất vấn bà Hồng.
Bốn ngân hàng được kiểm soát đặc biệt khác là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank), cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.
Ngoài 4 ngân hàng này, từ tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng này ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt.
Trả lời chất vấn đầu giờ chiều ngày 6/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc xây dựng đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh, chịu tác động của đại dịch COVID -19, cũng như biến động của kinh tế thế giới “lại càng khó hơn”.
“Xây dựng đề án khó, phức tạp, chưa có tiền lệ, trong khi năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tham gia đề án cũng chưa có”, Thống đốc nhấn mạnh.
Thêm nữa, việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện cũng “rất khó khăn”. Cơ chế chính sách nguồn lực để hỗ trợ tái cơ cấu cũng phải xin ý kiến các cơ quan liên quan để đồng thuận, thống nhất.
Bà Hồng thông tin, việc tái cơ cấu các ngân hàng kếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền về chủ trương. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện các bước theo kế hoạch để hoàn thiện đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, sẽ được hiện đúng đề án.
Ông Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) chất vấn về tín dụng cho các dự án BOT, nhất là dự án giao thông.
Theo ông Thắng, các dự án hạ tầng giao thông có tổng mức đầu tư lớn, chủ yếu dùng nguồn vốn đầu tư công, nên cần huy động thêm các nguồn khác như vốn ngân hàng để thực hiện.
Song việc huy động vốn từ ngân hàng “gặp khó khăn”, ông Thắng chất vấn, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp gì để tháo gỡ, thu hút các nguồn vốn tín dụng cho đầu tư các dự án hạ tầng giao thông thời gian tới?
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhu cầu vốn cho dự án hạ tầng giao thông cần khối lượng lớn, kỳ hạn vay dài. Trong khi vốn của ngân hàng là ngắn hạn, nên việc cho vay khối lượng lớn, dài hạn bị ràng buộc bởi các quy định về tỷ lệ an toàn vốn.
“Nếu huy động vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn vượt quá trung dài hạn có thể gây rủi ro, hệ lụy cho ngân hàng”, bà Hồng nhận định.
Tính tới hết tháng 9, các ngân hàng đã cấp tín dụng cho 22 dự án BT, BOT với tổng dư nợ 92.319 tỷ đồng, nhưng đáng nói nợ xấu chiếm 8,83%, trong đó nợ nhóm 2 chiếm trên 26%.
Thống đốc nêu nguyên nhân nợ xấu phát sinh tăng do phương án tài chính các dự án không đúng phương án xây dựng ban đầu.
“Dự án hạ tầng giao thông cần nguồn vốn lớn, dài hạn, nên chính sách huy động cần cả nguồn từ trong nước và nước ngoài. Vốn tín dụng ngân hàng có cho vay với những dự án này nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động”, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC