Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 13/07/2015 - 14:58
Chỉ bán với giá 0 đồng nhưng các nhà quản trị cũ của ngân hàng GP Bank thở phào nhẹ nhõm vì thoát được một gánh nặng đang đè nặng tâm can.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã quyết định mua lại Ngân hàng Cổ phần Dầu khí toàn cầu (GP-Bank) với giá 0 đồng. Đây là ngân hàng thứ 3 buộc phải bán toàn bộ cổ phiếu vốn đã bị âm về giá trị do hoạt động yếu kém kéo dài nhiều năm nay.
Với quyết định mua lại GP-Bank với giá 0 đồng, NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của GP-Bank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu.
Theo NHNN, ngân hàng GP-Bank đã có khoảng thời gian là 3 năm để chỉnh sửa, tự tái cơ cấu, nhưng ngân hàng này vẫn không tìm ra nguồn để bổ sung vốn điều lệ theo luật định.
Mặc dù chỉ bán với giá 0 đồng nhưng các nhà quản trị cũ của ngân hàng này cũng thở phào nhẹ nhõm, vì họ cũng thoát được một gánh nặng đang đè nặng tâm can. Họ sẽ lấy tiền ở đâu để tiếp tục hoạt động và để trả cho người gửi tiền, khi phần lớn số tiền mà họ huy động được đã bị đổ vào những dự án chết, không biết đến khi nào mới thu hồi được.
Phía GP-Bank cũng biết rõ rằng nếu không chấp nhận bán với giá 0 đồng thì có thể không ít người trong số họ còn phải chịu trách nhiệm cả về tài chính lẫn pháp lý về những khoản thất thoát nghiêm trọng do hoạt động yếu kém, sai nguyên tắc, vi phạm các quy tắc về điều luật hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, sau khi ngân hàng này được bán, NHNN đã khẳng định toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại GP-Bank được đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Đây là trường hợp thứ 3 được mua lại với giá 0 đồng. Trước đó là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank). Hai trường hợp trước, NHNN đã can thiệp bằng biện pháp bắt buộc này sau khi lãnh đạo các ngân hàng này bị bắt giữ và lộ ra nhiều sai phạm. Với GP-Bank, họ may mắn hơn ở chỗ là chưa có ai vướng vào vòng lao lý, và ngân hàng này đã từng được kì vọng bán toàn bộ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên thương vụ này không thành công.
Với cả 3 trường hợp thu lại, NHNN đều chỉ định một ngân hàng quốc doanh tham gia quản trị điều hành. Trong đó Vietinbank đã cử nhân sự sang quản trị hai ngân hàng Ocean Bank và GP-Bank, còn Vietcombank chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng Xây dựng VNCB. Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đang tiến hành việc bàn giao sáp nhập Ngân hàng cổ phần phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, để tránh cho ngân hàng này phải chịu cảnh bán với giá 0 đồng.
Qua những thương vụ mua ngân hàng với giá 0 đồng có một không hai trong lịch sử tài chính – ngân hàng nước ta, đến nay một bài học xương máu rút ra từ tiến trình tái cơ cấu ngân hàng đó là: muốn cơ thể thực sự khỏe mạnh, phải có sức chịu đau, dám làm dám chịu, và chấp nhận đau thương vì cái được toàn cục. Nếu không quyết liệt đến mức như vậy, tiến trình tái cơ cấu khối ngân hàng yếu kém sẽ chỉ bùng nhùng như đánh bùn sang ao mà thôi./.
Theo VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh