Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

EVN giải thích việc gửi ngân hàng vạn tỷ đồng, vẫn xin tăng giá điện

Hương Giang

Thứ tư, 07/06/2023 - 14:13

(Thanh tra) - Giải thích việc gửi ngân hàng hàng vạn tỷ đồng, vẫn xin tăng giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho những khoản vay trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên. Ảnh: Đ.X

EVN vừa có báo cáo gửi đại biểu Tạ Thị Yên, Phó Ban Công tác đại biểu về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm tại kỳ họp thứ 5.

Tại văn bản này, EVN giải thích việc “xin tăng giá điện, nhưng một loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng” mà báo chí đã phản ánh.

Theo EVN, số tiền mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các tổng công ty điện lực.

“Chưa nói đến khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, nên đòi hỏi nhiều đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho khoản vay trong thời gian tới”, EVN lý giải.

Ngoài ra, EVN cho hay, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo hợp đồng đã ký kết, để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các tổng công ty điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho đơn vị tín dụng, thanh toán cho nhà cung cấp, nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc không hẳn “thiếu mới nhập”

Vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời? EVN cho biết, sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày.

Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày, trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

“Những nguồn này không hẳn là thiếu mới nhập. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005. Còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên Chính phủ. Chúng ta cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên những hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau”, EVN cho hay.

Về năng lượng tái tạo, theo EVN, thời gian qua phát triển mạnh nhưng chủ yếu chỉ nằm ở khu vực miền Trung và miền Nam, trong khi khó khăn về cung cấp điện trong một số thời điểm lại diễn ra ở miền Bắc.

Do giới hạn về mặt kỹ thuật để bảo đảm vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện 500kV Bắc - Nam, nên các nguồn điện bổ sung ở miền Trung và miền Nam cũng không hỗ trợ được cho miền Bắc.

Trong văn bản gửi đại biểu Tạ Thị Yên, EVN cũng giải thích việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán điện các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Theo tập đoàn này, đến ngày 31/5/2023, có 50 dự án với tổng công suất 2.751,661MW. Chủ đầu tư đề nghị giá điện tạm thời bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho từng loại hình.

EVN đã trình Bộ Công Thương và được phê duyệt 40 dự án với tổng công suất là 2.368,7MW. Trong đó, có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại và phát điện lên lưới.

Các dự án/phần dự án còn lại đang hoàn tất chương trình thử nghiệm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan để đủ điều kiện đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Tạ Thị Yên nêu, từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (vào năm 2019) và vẫn tiếp tục báo lỗ, đề nghị điều chỉnh tăng giá điện.

Đại biểu cho hay, nhiều cử tri thắc mắc, trong các báo cáo, EVN khẳng định tình hình sản xuất, kinh doanh điện liên tục thua lỗ, nhưng khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 “chưa thấy làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể”.

Vấn đề là, cùng một hệ sinh thái nhưng công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con công bố lợi nhuận cao. Điển hình, hai doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng Công ty Phát điện 3, Tổng Công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 lần lượt là 2.550 tỷ đồng và 3.668 tỷ đồng…

Nguyên nhân chính khoản lỗ của EVN do đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau? Bà Yên băn khoăn. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Cẩn trọng với những khuyến nghị mua chứng khoán… “trời ơi”

Bài 2: Cẩn trọng với những khuyến nghị mua chứng khoán… “trời ơi”

(Thanh tra) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với số lượng nhà đầu tư chứng khoán tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán liên tục đưa ra những kỳ vọng lợi nhuận hấp dẫn, nhằm “đánh vào lòng tham” của nhà đầu tư. Hiểu rõ bản chất của những khuyến nghị chỉ mang tính tham khảo, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào.

Công Thắng – Thành Nam

17:00 01/11/2024
Điều 15 Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng: Thiếu công bằng cho các doanh nghiệp!

Điều 15 Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng: Thiếu công bằng cho các doanh nghiệp!

(Thanh tra) - Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có nhiều loại thuế giá trị giá tăng (GTGT) khác nhau. Cho nên nội dung của Khoản 3, Điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT là rất bất cập, tạo ra sự không công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề...

15:40 01/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm