Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 15/06/2013 - 16:11
(Thanh tra) - Điều mà doanh nghiệp (DN) cần lúc này là một thông điệp rõ ràng về lộ trình cải cách tái cấu trúc nền kinh tế và kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát của Chính phủ để DN yên tâm có những định hướng chính xác.
Có nhiều ý kiến cho rằng, thuế suất của Việt Nam đang mức trung bình so với các nước trong khu vực thì không có lý gì để giảm sâu hơn nữa. Tuy nhiên, trên thực tế dù thuế của Việt Nam ở mức trung bình nhưng một số yếu tố khác của môi trường kinh doanh đã làm tăng chi phí của DN. Ví như, cơ sở hạ tầng còn thấp, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, sự minh bạch trong chính sách còn hạn chế…, khiến chi phí không chính thức trong kinh doanh còn cao. Bên cạnh đó, năng suất lao động tại Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, tỷ lệ lao động có tay nghề chưa cao...
Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI, Vũ Tiến Lộc, việc Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như đưa thuế TNDN về 20%; bỏ trần khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị của DN hoặc nâng mức trần lên 15 - 20% của doanh thu chứ không phải của chi phí; giảm thuế VAT…, nên được triển khai sớm thì mới có hiệu ứng nhanh.
Đối với giảm thuế TNDN trong thời gian tới, ông Lộc cho rằng, nếu giảm từ 25% xuống 22% thì vẫn là sự ngập ngừng, nên giảm còn xuống 20% để tạo ra sự đột phá lớn hơn. Hoặc mức trần chi phí quảng cáo được nâng lên 15%, thay vì mức 10% như hiện nay, cũng là bước đi ngập ngừng chứ chưa phải mang tính đột phá.
Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã nêu ra một số biện pháp đồng bộ, đầy đủ nhưng vấn đề là phải làm sao để triển khai cho hiệu quả. Qua nghiên cứu của VCCI, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN.
Nếu Chính phủ thực hiện đúng những cam kết về giữ ổn định lạm phát và thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tái cấu trúc các DN Nhà nước thì sẽ tạo cơ hội cho bộ phận DN này có thể đổi mới. Bên cạnh đó cũng sẽ tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nước ngoài có thể tham gia vào quá trình cổ phần hóa DN Nhà nước để mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho DN và nền kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không nên đòi hỏi gói kích cầu của Chính phủ vì nguồn lực của Chính phủ rất hạn chế. Điều mà DN cần lúc này là một thông điệp rõ ràng về lộ trình cải cách và Chính phủ kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát…, để cộng đồng DN có thể hình dung được Chính phủ sẽ làm gì.
Sơn Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương