Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/10/2018 - 09:02
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức Hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn” với mục đích nâng cao hiểu biết của nông dân đối với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội nghị
Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Phạm Tiến Nam – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, các Vụ, Cục trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đoàn Agribank do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Long dẫn đầu cùng lãnh đạo một số Ban, Trung tâm tham dự Hội thảo.
Xu hướng tất yếu của sự phát triển
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như doanh nghiệp và cá nhân về mặt thời gian, kinh phí… Nhận thức đươc tầm quan trọng của xu hướng thanh toán hiện đại này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Trong đó, Đề án yêu cầu phải đặc biệt quan tâm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.
Trong thời gian vừa qua, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, qua đó sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết: “Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn hiện nay; thảo luận, chỉa sẻ kinh nghiệm trên thế giới và thực tế triển khai của các đơn vị trong nước; xác định những tồn tại cũng như khó khăn, vướng mắc, rào cản; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng các phương tiện, mô hình thanh toán hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, góp phần đạt được các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và các mục tiêu của Tài chính toàn diện”.
Agribank với nhiều giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Kể từ khi thành lập, Agribank luôn khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với tỷ trọng đầu tư luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ.
Thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 của Thủ tướng Chính Phủ, Agribank đã tập trung xây dựng nền tảng quan trọng để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể: Agribank triển khai hàng loạt các dự án công nghệ quan trọng như hệ thống core banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các Chi nhánh trong toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS Banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-Banking. Bên cạnh đó, Agribank đã nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lương này càng cao của nền kinh tế qua hệ thống Agribank.
Đại diện Agribank trình bày tham luận tại Hội nghị
Trình bày tham luận tại Hội nghị, Ông Nguyễn Việt Hải – Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển SPDV Agribank cho biết: Hệ thống kênh phân phối của Agribank đã phát triển đa dạng, hiện đại hơn, giúp khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của Agribank mọi lúc, mọi nơi. Đến nay Agribank có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp vùng miền cả nước, trải rộng từ địa bàn đô thị, thành phố lớn đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thiết bị và phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thanh toán của khách hàng.
Phát triển các sản phẩm thanh toán, tiện ích dịch vụ đi kèm, với định hướng chuyển đổi từ kinh doanh chủ yếu dựa vào cấp tín dụng sang phát triển kinh doanh đa dạng về dịch vụ, Agribank đã đưa ra thị trường hơn 200 sản phẩm dịch vụ (SPDV) đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng và nền kinh tế. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như huy động vốn, tín dụng, thanh toán, Agribank cung cấp hơn 50 sản phẩm dịch vụ mới trên các kênh phân phối hiện đại như ATM/POS/EDC, Mobile Banking, Internet Banking đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của Agribank đạt gần 11 triệu tài khoản cá nhân, gần 300.000 tài khoản doanh nghiệp, tổ chức, số lượng giao dịch thanh toán đạt trên 47 triệu giao dịch/năm.
Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng Agribank
Agribank đã và đang tiếp tục tạo thuận lợi khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Trong chiến lược phát triển dịch vụ giai đoạn 2016-2020, Agribank xác định phát triển SPDV lấy khách hàng là trọng tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích cụ thể như sau: Phát triển khách hàng mở tài khoản thanh toán đi đôi với cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng; vận động khách hàng mở tài khoản thanh toán và thực hiện giải ngân qua tài khoản đối với khách hàng vay vốn tại Agribank...
Tuy nhiên, đại diện Agribank cũng cho rằng, việc đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng cũng như Agribank hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam có khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp thủy hải sản đóng góp khoảng 20% tổng GDP. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống, phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là rất lớn từ đó mở ra không ít cơ hội cũng như thách thức đối Agribank trong việc tiếp cận, giới thiệu và cung ứng dịch vụ đến khách hàng tại khu vực này. Việc đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn cũng gặp không ít khó khăn do hiểu biết về dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ thanh toán nói riêng của người dân còn hạn chế, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn phổ biến; mức độ tiếp cận công nghệ mới, hiện đại, yếu tố quan trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt thấp; đối với ngân hàng tại địa bàn nông thôn rộng lớn, dân số đông đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động cao.
Thông qua Hội nghị, Agribank đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có cơ chế liên quan đến phí để hạn chế các giao dịch tiền mặt (như phí rút tiền mặt tại ATM, quầy giao dịch...); đồng thời, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành có chính sách định hướng khuyến khích người dân, đặc biệt người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ hiện đại như điện thoại di động, Internet, dịch vụ 3G, 4G..., trên cơ sở đó tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking...
Theo Tô Khánh/Agribank
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh