"Bất kỳ kiểu tham nhũng nào cũng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tham nhũng liên quan đến PPE đối với tôi thực sự là tội giết người. Vì nếu các nhân viên phải làm việc trong điều kiện không có đồ bảo hộ cá nhân, họ đang phải mạo hiểm tính mạng. Việc đó cũng dẫn tới đe dọa mạng sống của những bệnh nhân họ đang phục vụ", ông Tedros nhấn mạnh.

Phát biểu của ông Tedros là trả lời cho câu hỏi có liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng trong COVID-19 ở Nam Phi, nơi các quan chức Chính phủ được cho là đã tích trữ và bán thực phẩm cứu trợ dành cho các gia đình không có thu nhập trong thời gian phong tỏa.

Tuy nhiên, không chỉ Nam Phi mà nhiều quốc gia khác cũng đang đối mặt với vấn đề tương tự.

Cuối tuần qua, nhiều người dân tại Thủ đô Nairobi, Kenya đã đổ ra đường để phản đối tình trạng tham nhũng trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Các y, bác sĩ đến từ các bệnh viện công trong thành phố cũng tiến hành biểu tình để phản đối việc bị trả lương thấp và thiếu đồ bảo hộ y tế giữa lúc virus tiếp tục lây lan.

So sánh

Tổng Giám đốc WHO đánh giá thời gian có thể kết thúc đại dịch qua sự so sánh với đại dịch cúm nổi tiếng hồi năm 1918.

“Chúng ta có nhược điểm là toàn cầu hóa, gần gũi, kết nối, nhưng lại có lợi thế là công nghệ tiên tiến hơn. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ kết thúc đại dịch này trước chưa đầy 2 năm", ông nói với các phóng viên.

Bằng cách “tận dụng tối đa các công cụ sẵn có và hy vọng rằng chúng ta có thể có thêm các công cụ bổ sung như vắc xin, tôi nghĩ chúng ta có thể hoàn thành nó trong thời gian ngắn hơn so với dịch cúm năm 1918”, ông Tedros nói.

Trong lúc chưa có vắc xin có thể đưa vào sử dụng, thì công cụ nổi bật nhất hiện nay mà các Chính phủ áp dụng là hạn chế tập trung đông người, giãn cách xã hội.

leftcenterrightdel
 Theo WHO, các hành vi tham nhũng liên quan PPE trong COVID-19 tương đương với "tội giết người". Ảnh: iNQ
 

Paraguay bắt đầu triển khai các biện pháp giãn cách xã hội ở Thủ đô Asunción và khu vực miền Trung kể từ ngày 24/8 nhằm đối phó với sự gia tăng chóng mặt các ca nhiễm mới Covid-19. Lệnh dự kiến có hiệu lực trong vòng 2 tuần.

Theo CNN, đi kèm với sắc lệnh trên là việc hạn chế người dân đi lại vào ban đêm, giới hạn hoạt động vận tải đường dài dịp cuối tuần cũng như quy định cấm bán rượu cồn.

Lebanon cũng áp dụng lại các biện pháp hạn chế nghiêm trọng, thực hiện trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 21/8. Trong đó bao gồm lệnh giới nghiêm vào ban đêm để ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đất nước phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế và cú sốc từ vụ nổ gây chấn động ở Thủ đô Beirut gây thiệt mạng hàng trăm người trong tháng này.

Châu Mỹ chịu tác động nặng nề của đại dịch về mặt sức khỏe, với số ca tử vong chiếm hơn một nửa trên toàn thế giới.

Tại Mỹ, số ca mắc mới hàng ngày đã giảm mạnh trong nhiều tuần, nhưng các chuyên gia không chắc về việc người Mỹ có tuân thủ kỷ luật để kiểm soát dịch bệnh hay không. Sau khi vượt quá  70.000 ca nhiễm được xác nhận mỗi ngày trong tháng 7, nước Mỹ ghi nhận 32.718 ca nhiễm mới trong ngày 23/8.

Tăng chi phí

Các nước Mỹ Latin đang tính đến những chi phí lớn hơn của đại dịch. Đây là khu vực không chỉ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt sức khỏe (ghi nhận nhiều ca tử vong nhất), mà còn báo động sự gia tăng các hoạt động tội phạm, tình trạng đói nghèo.

Các nền kinh tế trên toàn cầu đã bị tàn phá bởi đại dịch. Tính đến 14h ngày 24/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 23.586.641 ca mắc bệnh, trong đó, 812.537 ca tử vong do COVID-19.

Các số liệu tài chính mới đây cho thấy khoản chi phí khổng lồ của đại dịch ở Anh - nơi nợ Chính phủ ghi nhận lần đầu tiên tăng lên mức 2 nghìn tỷ bảng Anh (2,6 nghìn tỷ USD) sau một chương trình vay nợ lớn của Nhà nước.

Ngay cả Đức - đất nước nổi tiếng với những bước đi thận trọng về tài chính, cũng đang khuấy động trước một thực tế mới, khi Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz thừa nhận rằng, đất nước của ông sẽ cần tiếp tục vay nợ ở mức cao trong năm tới để đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.

Trong khi đó, các chính trị gia Tây Âu cũng đang bắt đầu tăng cường những sự hạn chế về kinh tế để giải quyết tình trạng dịch bệnh đang tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều tháng.

Hoài Phương