Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khi lời hứa viện trợ trong COVID-19 bị tham nhũng xâm phạm

Thứ tư, 23/09/2020 - 06:36

(Thanh tra)- Khi các gói cứu trợ kinh tế và nhân đạo quan trọng nhằm giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất do COVID-19 bị tham nhũng xâm phạm, người dân không thể giữ im lặng.

Ảnh minh họa: Sheyda Sabetian

Trong đại dịch COVID-19, gần một nửa dân số thế giới đã phải ở trong nhà để bảo đảm an toàn, giảm sự lây lan của virus.

Giữa bối cảnh đó, các Chính phủ đã cam kết những gói kích thích, cứu trợ kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD để giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, tham nhũng đã và đang ngăn cản viện trợ đến được tay những người thực sự cần nó nhất.

Hơn 1.800 là con số những người đã liên hệ tới Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) để báo cáo 1.500 vụ việc tham nhũng và những bất thường khác liên quan tới đại dịch COVID-19. Các văn phòng ALAC đã cung cấp dịch vụ miễn phí và bí mật cho các nhân chứng và nạn nhân của tham nhũng ở hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Những câu chuyện của họ cho thấy tình trạng tham nhũng phổ biến trong việc phân phối viện trợ giữa COVID-19.

Viện trợ nhân đạo bị mất do tham nhũng

Một số quốc gia đã không đưa ra được tiêu chí rõ ràng về những trường hợp đủ điều kiện để được hỗ trợ tài chính; trong khi một số quốc gia khác lại thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc phân phối viện trợ.

Kết quả là, các quan chức tham nhũng có cơ hội để làm giàu cho bản thân và những người ủng hộ chính trị của họ.

Trong khi, nếu không có sự hỗ trợ như được hứa hẹn, nhiều người không thể tuân thủ theo các biện pháp giãn cách, phong tỏa xã hội. Họ buộc phải ra khỏi nhà để kiếm tiền và tìm thức ăn, khiến họ có nguy cơ nhiễm virus và chạy trốn cảnh sát.

Sri Lanka: Một nhóm cộng đồng tuyệt vọng chờ viện trợ

Hồi tháng 3, Chính phủ Sri Lanka đã công bố một khoản chi 5.000 rupee cho các gia đình có thu nhập thấp, người cao tuổi và người khuyết tật.

Nhưng Chính phủ lại trao cho các quan chức địa phương trách nhiệm phân phối mà không trao cơ chế giám sát minh bạch hoặc trách nhiệm giải trình. Bởi thế, một số quan chức nói rằng, họ không nhận được bất kỳ khoản nào từ Chính phủ để phân phát. Một số khác thực hiện một cách vô tổ chức, hoặc thiếu hiệu quả, không bao giờ hướng nguồn tiền tới nơi mà nó được xác định ban đầu là sẽ đến. Trong một vụ việc, một quan chức địa phương được cho là đã ăn cắp số tiền được trao để phân phát cho các gia đình có thu nhập thấp...

Vào tháng 4/2020, 40 người dân đã tới ALAC ở Sri Lanka để phản ánh việc họ không nhận được khoản viện trợ mà lẽ ra được hưởng hợp pháp. 28 trong số báo cáo trên đến từ người Tamil ở một tỉnh nông thôn phía Bắc Sri Lanka.

ALAC đã liên hệ với chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề, nhưng được thông báo là đã quá muộn để nhận được viện trợ. Tiếp đó, ALAC đã giúp 28 người này soạn thảo một bức thư gửi tới cấp chính quyền cao hơn để báo cáo về khoản khoản viện trợ chưa được phân bổ. Nhờ vậy, 28 người này đã nhận được hỗ trợ cần thiết để vượt qua suy thoái kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Vấn đề minh bạch

Khi đại dịch bắt đầu, các quốc gia như Afghanistan, El Salvador đã nhận được hàng trăm triệu USD cho vay và viện trợ từ các quốc gia giàu có và tổ chức quốc tế. Nhưng bởi thiếu sự minh bạch, các quan chức tham nhũng đã hưởng lợi cá nhân trong khi người dân và nhân viên y tế phải vật lộn hàng ngày với ảnh hưởng của dịch bệnh.

Nigeria cũng nhận được hàng triệu USD viện trợ nhân đạo quốc tế. Quốc gia này đã công bố một số chương trình mới để giúp người dân vượt qua sự bế tắc kinh tế, bao gồm phân phối trực tiếp thực phẩm và tiền mặt cho hàng triệu hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Chính phủ Nigerian tuyên bố, mọi người dân đều nhận được cứu trợ, nhưng nhiều người cho biết thực tế không phải là như vậy. ALAC Nigeria đã nhận được khiếu nại từ một người cho biết, thị trấn của người này không nhận được viện trợ của Chính phủ. Những câu chuyện tương tự cũng đã lan truyền trên báo chí Nigeria và mạng xã hội.

Còn ở Palestine, 16 người đã liên hệ với ALAC để được trợ giúp liên quan đến tài chính, y tế và thực phẩm.

Thậm chí, hàng trăm người ở Zimbabwe đã tìm kiếm sự trợ giúp từ ALAC về những khoản viện trợ chưa được phân phối.

Chính phủ Zimbabwe không công bố thông tin về cách họ phân phối thực phẩm và tiền bạc trong đại dịch. Một số chính trị gia địa phương đã tìm kiếm hối lộ từ những công dân muốn được hỗ trợ, trong khi một số khác chỉ đăng ký tên những người ủng hộ chính trị của mình để họ được nhận các hỗ trợ quan trọng.

TI Zimbabwe đã đề nghị các cơ quan Chính phủ thực hiện minh bạch thông tin để có thể tìm hiểu chính xác số tiền đã đi đâu và những khu vực nào cần được giúp đỡ nhất. Kết quả cho những nỗ lực này, gần đây, tòa án đã yêu cầu Bộ Y tế và Chăm sóc Trẻ em cũng như Bộ Thông tin chia sẻ thông tin về phân phối trợ cấp. ALAC hiện đang làm việc để bảo đảm chính quyền tuân thủ phán quyết của tòa án và công bố thông tin.

Chống COVID-19 đi cùng với chống tham nhũng

Các Chính phủ yêu cầu công dân của họ ở nhà cũng có trách nhiệm giúp đỡ họ vượt qua khó khăn mà họ phải đối mặt.

Tuy nhiên, các quan chức tham nhũng đã tước đi nguồn viện trợ cần thiết của nhiều người dân. Dạng tham nhũng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người già, người nghèo đói. Nhiều trong số họ sống dựa vào công việc lao động chân tay, và không thể ở nhà nếu không có hỗ trợ thức ăn và tài chính.

Khi mọi người càng mất hi vọng, càng có nhiều khả năng lây lan dịch COVID-19, vì họ phải vi phạm các biện pháp phong tỏa, đóng cửa để lo cho gia đình họ.

Bởi thế, các Chính phủ muốn ngăn chặn virus cũng cần phải ngăn chặn tham nhũng.

TI kêu gọi các Chính phủ thực hiện các bước sau:

- Thiết lập và công bố những tiêu chí rõ ràng cho các chương trình viện trợ trong COVID-19.

- Phân phối thực phẩm và hỗ trợ tài chính với đầy đủ tính minh bạch, trách nhiệm giải trình.

- Bảo đảm các cơ chế tố cáo khiếu nại luôn sẵn có và an toàn để công dân báo cáo những bất thường trong chi tiêu công liên quan đến ứng phó với COVID-19.

- Điều tra tất cả vụ việc tham nhũng được báo cáo và xử phạt tất cả trường hợp sai phạm.

- Bảo vệ người tố cáo và báo cáo hành vi sai trái trong cộng đồng của họ.

------------------------------

* Bài viết là một phần trong loạt bài "Công dân tố cáo tham nhũng trong COVID-19" của TI, nhằm nâng cao nhận thức về cái giá phải trả của tham nhũng trong dịch bệnh và khuyến khích người dân lên tiếng tố cáo tham nhũng.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tham nhũng không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh

Công tác phòng, chống tham nhũng không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh

(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của ông Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) trước thềm Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) - một sự kiện được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt quan tâm, sẽ diễn ra vào tuần tới.

Ngọc Bích (Thực hiện)

08:30 20/12/2024
Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm