Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 30/08/2018 - 19:40
(Thanh ta) – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, Hà Nội phải tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền quyết định, đảm bảo ga C9 của tuyến đường sắt đô thị số 2 được đặt đúng công năng và đảm bảo bảo vệ di tích.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông
Chiều tối ngày 30/8, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí đã đặt câu hỏi về quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trước các ý kiến lo ngại đặt ga ngầm C9 của tuyến đường sắt đô thị số 2 cạnh Hồ Hoàn Kiếm.
Trả lời vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là dự án trọng điểm quốc gia do Hà Nội làm cơ quan chủ quản đầu tư.
Các phương án được chọn đều có đánh giá chuyên môn. Việc lựa chọn vị trí ga ngầm đảm bảo các tiêu chí như thu hút hành khách, hiệu quả vận tải, đồng thời có tham vấn chuyên gia và các cơ quan; công khai lấy ý kiến người dân.
Với phần ga ngầm C9 nằm trong khu vực bảo vệ 2 Hồ Hoàn Kiếm, ông Đông cho rằng, theo chức năng, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cần có ý kiến về quản lý các di tích và giải quyết việc này trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, bảo vệ di tích...
“Tôi cho rằng, Hà Nội phải tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp thẩm quyền quyết định theo đúng quy định, đảm bảo ga C9 được đặt đúng công năng và đảm bảo bảo vệ di tích”, Thứ trưởng Đông nói.
Ga ngầm C9 cách chân Tháp Bút 8,2 m, cách gò đá chân Tháp 1m. Thân ga (dài 150 m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m, 3 tầng) nằm chính dưới đường Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa Hồ Hoàn Kiếm.
Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga tới Hồ Hoàn Kiếm 10 m, tới Tượng đài Cảm tử 81 m, tới đền Bà Kiệu 83 m, tới vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ 120 m, tới Tháp Bút 36 m. Nhà ga có phần nằm trong khu vực bảo vệ 2 (khu vực bao quanh vùng lõi) của di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn đề nghị UBND Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định vị trí của ga ngầm C9 theo quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa.
Cũng tại cuộc họp báo, báo chí đặt câu hỏi, 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 100 nghìn tỷ đồng thì việc xử lý vốn như thế nào?
“Chính phủ có tiếp tục đứng ra vay tiền phân bổ cho địa phương thực hiện dự án, hay các địa phương tự vay vốn thực hiện tiếp dự án? ", báo chí nêu.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, đội vốn là tăng vốn so với phê duyệt ban đầu. Trong quá trình thực hiện có điều chỉnh tăng, do nhiều nguyên nhân, có thể do điều chỉnh quy mô hoặc do trượt giá…
Nhưng trong mỗi dự án như thế, theo quy định của Luật Đầu tư công bao giờ cũng phải xác định rõ nguồn vốn, nguồn nào của ngân sách trung ương, nguồn nào của ngân sách địa phương, không phải mọi dự án tăng vốn thì đều là Chính phủ vay tiền về cho địa phương triển khai.
"Khi đi vay tiền ODA thì bao giờ cũng liên quan đến trần nợ công, cân đối, xem xét đối với từng dự án, tuỳ dự án quan trọng quốc gia hay dự án của địa phương, đều phải nằm trong trần nợ công mà Quốc hội cho phép", ông Trung nói thêm.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại sự kiện Lễ Vinh danh Top 10 Dự án Bất động sản Nổi bật 2024 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức, dự án Libera Nha Trang đã xuất sắc giành cú đúp giải thưởng danh giá, bao gồm: Top 10 dự án bất động sản nổi bật 2024 và Dòng sản phẩm sáng tạo và hấp dẫn (cho căn hộ biển Flex Home).
PV
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch).
PV
Đông Hà
Trà Vân
TC
Theo congluan.vn
Hải Hà
Thu Huyền
Phương Anh
Trọng Tài
PV
Nguyễn Điểm
Hoàng Nam
Hoàng Hiệp
N. Phó - L. Bình
Trần Kiên