Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Chủ nhật, 05/01/2025 - 13:55
(Thanh tra) - Mang khát vọng “kiến tạo kênh đầu tư an toàn, sinh lời cho dòng vốn đầu tư và tiền nhàn rỗi”, Công ty Cổ phần Agriland (Agriland) tiên phong xây dựng kênh kết nối các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư thông qua các cơ chế đăng ký, cung cấp, bảo mật thông tin, đặc biệt thông qua các nhà môi giới chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy giao dịch khoản nợ xấu một cách chuyên nghiệp, an toàn, công khai và minh bạch.
Quang cảnh tọa đàm trao đổi với các thành viên Sàn giao dịch nợ VAMC, nhà đầu tư quan tâm đến thị trường mua bán nợ xấu
Mua bán nợ ngân hàng là gì?
Mua bán nợ ngân hàng là hoạt động mà các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính chuyển nhượng quyền thu hồi nợ từ khách hàng cho bên thứ ba và các khoản nợ này đã trở thành nợ xấu, không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Việc mua bán nợ có thể bao gồm mua bán nợ giữa các ngân hàng, trong đó ngân hàng có thể bán khoản nợ cho ngân hàng khác, đặc biệt khi khoản nợ có tiềm năng được thu hồi nhưng ngân hàng hiện tại không muốn hoặc không thể tiếp tục quản lý.
Mua bán nợ cho công ty quản lý nợ. Các công ty quản lý nợ như VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam), có thể mua lại các khoản nợ xấu từ ngân hàng với giá chiết khấu để thu hồi nợ từ khách hàng.
Mua bán nợ với cá nhân hoặc tổ chức tư nhân. Một số nhà đầu tư hoặc tổ chức tư nhân chuyên mua lại nợ với giá thấp, sau đó họ tự thu hồi khoản nợ và hưởng lợi từ phần chênh lệch.
Việc mua bán nợ giúp ngân hàng giải quyết được tình trạng nợ xấu, thu hồi vốn và giảm rủi ro tài chính.
Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện đang phát triển và ngày càng trở nên sôi động, đặc biệt là sau khi các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các khó khăn kinh tế khác. Nhu cầu xử lý nợ xấu đã thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức quản lý nợ và nhà đầu tư quan tâm đến thị trường này.
Các đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ gồm: Ngân hàng và tổ chức tín dụng, trong đó các ngân hàng là những người bán nợ chính, khi muốn giảm nợ xấu để tăng cường sức khỏe tài chính, họ thường bán các khoản nợ đã trở thành nợ xấu cho các bên thứ ba; các công ty như VAMC, DATC (Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và nhiều công ty tư nhân khác tham gia vào thị trường với vai trò mua nợ, xử lý và tái cơ cấu các khoản nợ này.
Ngoài các tổ chức lớn, nhiều nhà đầu tư cá nhân hoặc quỹ đầu tư đang dần tham gia vào thị trường mua bán nợ, nhắm đến việc mua nợ với giá chiết khấu và thu lợi từ việc thu hồi hoặc bán lại các khoản nợ này…
Có thể nói thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt do nhu cầu xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, để thị trường này trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, cần có những bước tiến xa hơn về mặt pháp lý và hạ tầng thị trường.
Lịch sử hình thành và phát triển Agriland
Được thành lập chính thức năm 2013, Agriland (trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh) khởi đầu từ ngành nghề chính là kinh doanh và môi giới bất động sản. Công ty đã bước đầu xây dựng nền móng uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản đang sôi động thời bấy giờ.
Năm 2016, công ty mở rộng quy mô kinh doanh đa ngành nghề vào các lĩnh vực vô cùng mới như: Mua bán và tư vấn mua bán nợ, công nghệ tài chính (Fintech)... Đến năm 2019, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid, công ty vẫn không ngừng nỗ lực và chi nhánh tại Hà Nội ra đời, nối tiếp sự phát triển của công ty ở quy mô toàn quốc.
Năm 2021, dự án Sàn giao dịch nợ và tài sản Agriland sở hữu bởi Agriland được lập. Trong đó, đề án số hóa khoản nợ và xây dựng cộng đồng mua bán nợ Việt Nam trở thành thị trường đầu tư chính quy quốc gia.
Năm 2022, Agriland ký kết thỏa thuận hợp tác với Sàn giao dịch nợ VAMC (Công ty VAMC - Ngân hàng Nhà Nước). Hợp tác những đối tác chiến lược trong lĩnh vực mua bán và tư vấn mua bán khoản nợ.
Agriland hoạt động với mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn là xây dựng cộng đồng nhà đầu tư và mở rộng thị trường mua bán nợ, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý của Nhà nước cho sự phát triển của thị trường. Gia tăng chủ thể tham gia và tính thanh khoản của thị trường, số hóa khoản nợ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nghề mua bán xử lý nợ. Tiên phong cung cấp giải pháp số hoá tài sản “khoản nợ” giúp mở rộng không giới hạn nguồn vốn tiếp cận thị trường mua bán nợ trong thời đại công nghệ 4.0.
Mang khát vọng “kiến tạo kênh đầu tư an toàn, sinh lời cho dòng vốn đầu tư và tiền nhàn rỗi”, Agriland tiên phong xây dựng kênh kết nối các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư thông qua các cơ chế đăng ký, cung cấp, bảo mật thông tin và đặc biệt là thông qua các nhà môi giới chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy giao dịch khoản nợ xấu một cách chuyên nghiệp, an toàn, công khai và minh bạch.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nguồn cung nhỏ giọt trong khi nguồn cầu tăng dồn dập, phân khúc căn hộ cho thuê - Lease home đã tạo sức nóng trên thị trường bất động sản từ cuối năm 2024 và được các chuyên gia dự đoán sẽ là lực kéo thị trường.
Thu Nga
(Thanh tra) - Ngày 6/1/2025, tại công trường Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tỉnh Sóc Trăng), Petrovietnam, Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1 (LP1PP) và các đơn vị thành viên tổ chức Lễ ra quân đẩy nhanh thực hiện hoàn thành Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Long Phú 1 với quyết tâm đưa dự án về đích sớm hơn theo quy định trong Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo.
Thu Nga
Phúc Anh
Đông Hà
Thu Nga
Chu Tuấn
Uyên Phương
Khánh Anh
Hải Hà
Lê Hữu Chính
T.Thanh
Cảnh Nhật
Hương Trà
Hoàng Long