Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/08/2018 - 22:27
(Thanh tra)- Trao đổi với báo chí ngày 21/8, ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, nhà ga C9 đặt ở khu vực hồ Gươm và đường ngầm tuyến đường sắt đô thị số 2 không vi phạm Luật Di sản văn hóa. Quá trình thi công, vận hành cũng không ảnh hưởng đến di tích quanh hồ Gươm.
Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội. Ảnh: HG
Vị trí ga C9: Không còn phương án nào khác
Mới đây, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng cho rằng, phương án tuyến đường sắt đô thị số 2 mà TP Hà Nội lựa chọn (có đoạn tuyến đi ngầm cắt qua phố cổ, gắn với vị trí ga C9 đặt ở khu vực hồ Gươm) không chỉ vi phạm Luật Di sản Văn hóa mà còn xâm phạm không gian văn hóa đặc biệt của Thủ đô.
Trước nhận định này, Phó trưởng Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội Lê Trung Hiếu cho hay, năm 2008, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trong đó có vi trí nhà ga C9 (ga hồ Gươm) đã được phê duyệt. Đến năm 2013, Thủ tướng mới ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử danh thắng hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
“Quá trình trình cấp giấy chứng nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở khu vực hồ Gươm lại không cập nhật vị trí đặt ga C9 (đã được quyết định trước từ năm 2008)”, ông Hiếu thông tin.
Là người làm kỹ thuật, ông Hiếu đưa ra quan điểm, “công trình này không vi phạm Luật Di sản Văn hóa” vì nhà ga C9 đưa hành khách đến tham quan di tích, đây cũng là công trình mang tính chất phục vụ khu vực hồ Gươm.
+ Trong quá trình chuẩn bị dự án, Hà Nội đưa ra 2 phương án. Vậy tại sao lại chọn phương án 1, trong khi phương án này được cho là ảnh hưởng đến di tích?
- Phương án 2 ít tác động vào di sản nhưng lại tác động trực tiếp vào thân đê. Các cụ đã nói “nhất thủy, nhì hỏa”. Nếu tác động vào thân đê ngoài việc vi phạm Luật Đê điều (2006) nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều, vì tác động, ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn của Hà Nội khi có thiên tai xảy ra.
Về mặt nguyên lý khi phát triển đường sắt đô thị phải tiếp cận được khu vực nhiều hành khách và tạo điều kiện cho họ tiếp cận khu vực tham quan, làm việc, học tập.
Phương án 1, tuyến phần lớn đi ngầm giữa tim đường, nhà ga chủ yếu lấy đất cơ quan Nhà nước, tránh giải phóng mặt bằng nhà dân, ít tác động đến người dân nhất.
+ Vậy TP Hà Nội sẽ tiếp thu quan điểm của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng như thế nào?
- Hiện nay, không còn phương án nào đặt vị trí nhà ga C9 và đường ống tàu điện ngầm khu vực này. Bởi vị trí đặt ga C9 còn liên quan trực tiếp đến hướng tuyến và hai ga kế tiếp (ga C8 - đặt tại vườn hoa Hàng Đậu và ga C10 - đặt tại đường Hàng Bài).
Dự án chúng tôi đã nghiên cứu gần 15 năm. Trong thời gian hữu hạn của buổi toạ đàm, cùng với các ý kiến của một số chuyên gia chưa thể đại diện cho ý kiến của đa số chuyên gia có hiểu biết sâu về quy hoạch đô thị cũng như đường sắt đô thị. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục giải trình thêm, báo cáo thêm các ý kiến Ủy ban để tạo sự đồng thuận.
Hiện tại, UBND TP đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến về vấn đề này theo đúng quy định.
Độ lún rất nhỏ, không ảnh hưởng đến di tích
+ Một vấn đề khác khiến nhiều chuyên gia lo ngại, là những di tích quanh hồ Gươm tồn tại hàng trăm năm nay, kết cấu rất yếu, nền móng địa chất khu vực này cũng yếu. Nên trong quá trình thi công và vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2, sẽ có những tác động tiêu cực đến di tích?
- Theo tính toán của chúng tôi, độ lún tối đa ở khu vực này chỉ từ 4 - 8,8mm. Đây là độ lún rất nhỏ, không ảnh hưởng đến di tích. Còn quá trình vận hành, các chuyên gia tính toán, khi ống hầm nằm sâu 15m thì các xung động không thể truyền lên mặt đất.
Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, quá trình thi công, vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2 không ảnh hưởng đến di tích quanh hồ Gươm. Ảnh: HG
Chúng tôi cũng đã tính toán, khoan khảo sát địa chất khu vực này cho thấy, lớp địa chất yếu tương đối mỏng, còn lại là lớp cát rất mịn.
Hiện nay, các biện pháp thi công hiện tại hoàn toàn có thể đáp ứng được với lớp kết cấu địa chất ở đây. Việc tính toán kết cấu công trình cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối trọng quá trình vận hành khai thác vận tải sau này.
+ Như ông nói, lớp địa chất không đáng quan ngại, quá trình xây dựng, vận hành tàu điện không ảnh hưởng đến di tích. Nhưng các chuyên gia vẫn có những lo ngại nhất định. Vậy, TP Hà Nội có xây dựng phương án để xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào hay không?
- Công nghệ thi công các tuyến ngầm hiện nay tương đối hiện đại. Việc thi công đường ngầm bằng máy khiên đào có thể cân bằng áp lực trong lòng đất và đào đến đâu chúng tôi lắp đặt vỏ ống ngầm đến đó. Với công nghệ đó quá trình thi công kết cấu và áp lực đất trong lòng đất sẽ không thay đổi, dẫn đến không ảnh hưởng gì đến công trình xung quanh.
Chúng tôi cũng áp dụng tất cả các biện pháp để không tác động đến môi trường, cảnh quan trong khu vực hồ Gươm trong quá trình thi công, cũng như khai thác tuyến tàu điện số 2.
+ Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh