Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ đấu thầu 1.530 bồn nước có nhiều khuất tất tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị:

Còn những vấn đề cần được làm rõ

Khánh Anh

Thứ hai, 04/11/2024 - 15:00

(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.

Việc hỗ trợ bồn nước từ các chương trình MTQG đã góp phần giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào DTTS tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: Khánh Anh

Từ nguồn tin PV Báo Thanh tra xác nhận bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hoá đã có đơn xin từ chức gửi đến cấp có thẩm quyền.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Quảng Trị đã thông báo kết luận kiểm tra có dấu hiệu vi phạm đối với Chi bộ Phòng Dân tộc và Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về gói thầu mua sắm bồn nước.

Qua kiểm tra, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị nhận thấy: Chi bộ Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa và bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa có một số khuyết điểm, vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của chi bộ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước không đúng quy định của pháp luật, nguy cơ thất thoát và lãng phí ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, đảng viên đến mức phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm; xem xét, xử lý kỷ luật.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Hoàng Thị Lan. Ngoài ra, một số cá nhân khác liên quan cũng đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.

Trước đó, Báo Thanh tra đã có những bài viết “Kiểm tra, làm rõ vụ việc đấu thầu mua sắm hơn 1.530 bồn nước”, “Cơ quan chức năng nói gì về vụ đấu thầu 1.530 bồn nước có nhiều khuất tất”. Trong đó, gói thầu cung ứng hơn 1.530 bồn nước cho người dân vùng cao Hướng Hóa do Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa làm chủ đầu tư, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi 2023.

Phòng Dân tộc đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn đấu thầu là Cty TNHH Đinh Phúc Nhân (trụ sở tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) nhằm tổ chức đấu thầu qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có giá dự thầu cao nhất với hơn 4,5 tỷ đồng lại trúng thầu, nhà thầu có mức giá dự thầu thấp nhất với hơn 3,1 tỷ đồng không được lựa chọn.

Không chỉ gây bức xúc cho các đơn vị nhà thầu khác tham gia, mà theo UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị, việc tổ chức thực hiện gói thầu không đúng quy định pháp luật, gây nguy cơ thất thoát và lãng phí ngân sách Nhà nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ những vấn đề bất cập trong quá trình tổ chức đấu thầu cũng như E-HSMT (hồ sơ mời thầu qua mạng) "cài cắm" nhiều tiêu chí phụ nhằm loại bỏ E-HSDT (hồ sơ dự thầu qua mạng) của nhà thầu khác, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2013.

Dù việc vi phạm trong việc thực hiện gói thầu chủ đầu tư đã bị xử lý, thế nhưng dư luận vẫn chờ các cơ quan chức năng thông tin về việc xử lý đối với công ty lập E-HSMT khi những vi phạm đã được chỉ rõ. Đồng thời, cũng đặt ra nhiều dấu hỏi về việc “đáng ngờ” trong quá trình đấu thầu của các nhà thầu tham gia.

Chưa kể, tại gói thầu “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022” do Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa làm chủ đầu tư cũng bộc lộ những bất cập và có dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu. Cụ thể, tại mặt hàng cung cấp bồn nước, chủ đầu tư đã đưa thông tin về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa.

“Đối chiếu theo các quy định, HSMT không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Việc nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ, hàng hoá trong HSMT đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế là hành vi bị cấm trong đấu thầu, được quy định tại điểm i, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013”, đại diện Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết.

Có thể thấy, việc mua sắm bồn nước hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào DTTS thuộc các chương trình MTQG đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Thế nhưng, với việc triển khai các gói thầu mua sắm hàng hóa (bồn nước) lắp đặt về cho người dân còn có những bất cập, hạn chế gây mất lòng tin trong Nhân dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm