Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 09/11/2021 - 06:37
(Thanh tra)- Đó là dự báo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản (BĐS) trong những tháng cuối năm 2021 trên cơ sở kết quả thanh khoản BĐS quý III.
Thị trường BĐS những tháng cuối năm 2021 sẽ không có chuyển biến mang tính đột phá. Ảnh: TQ
Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa giao dịch ước tính khoảng 15.067 căn, cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường BĐS trong quý III/2021 giảm so với quý II. Nguyên nhân dẫn đến việc tồn kho BĐS cao hơn quý II theo Bộ Xây dựng là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, nghề, ngành BĐS không phải là một ngoại lệ. Hầu hết các dự án phát triển BĐS trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là 6.171 doanh nghiệp (chiếm 13,7%), số lượng doanh nghiệp xây dựng chờ giải thể là 4.091 doanh nghiệp (chiếm 12,6%).
Hoạt động giao dịch mua - bán BĐS trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận… trong khi BĐS là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch.
Hoạt động của các sàn giao dịch BĐS chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, theo số liệu thống kê, có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ nhưng không cao. Hiện tại, đã có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.
Từ đầu tháng 10/2021, nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vắc-xin cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm Covid-19, tạo ra nhiều vùng xanh an toàn. Các địa phương gỡ dần các biện pháp hạn chế chống dịch, đồng thời kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới.
Mặc dù vậy, theo dự báo của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có chuyển biến mang tính đột phá, vì nền kinh tế phía Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh.
“Tuy nhiên, nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt thì thanh khoản BĐS sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả có thể sẽ tăng nhẹ do nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu nhà ở vẫn cao”, Bộ Xây dựng dự báo.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS; nghiên cứu, trình ban hành và triển khai thực hiện tốt Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, ổn định và cân đối cung cầu nhà ở góp phần ổn định thị trường BĐS.
Nghiên cứu, đề xuất bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội theo phương thức cấp bù lãi suất cho ngân hàng chính sách và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội theo các quy định của pháp luật nhà ở hiện hành, pháp luật về đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực BĐS nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường BĐS luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.
Nghiên cứu, rà soát các vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về đầu tư đặc biệt là các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc lập, phê duyệt và triển khai hiệu quả Chương trình Phát triển nhà ở giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, làm cơ sở để chấp thuận chủ trương và triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.
Thực hiện việc rà soát, rút ngắn thời gian xem xét, sớm phê duyệt, cấp mới, điều chỉnh các dự án nhà ở, dự án BĐS đã đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tập trung đẩy mạnh phát triển để tăng nguồn cung nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị, công nhân khu công nghiệp, nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp trung bình, điều chỉnh cơ cấu thị trường nhà ở, BĐS cho phù hợp nhu cầu của thị trường.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để bảo đảm chỗ ở an toàn cho người dân và góp phần xây dựng đô thị văn minh hiện đại...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024TC
13:00 13/12/2024T.T
00:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền