Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 07/02/2023 - 21:32
(Thanh tra) - Chính phủ yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản với các doanh nghiệp bất động sản và người mua; đồng thời khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 trực tuyến với các địa phương: Ảnh: N.Bắc
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1/2023 trực tuyến với các địa phương.
Tại nghị quyết này, Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục chuyến biến tích cực. Song hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu... bị ảnh hưởng do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo.
Thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản, dòng tiền, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản...
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 19,3%, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo thời gian tới, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là trong Quý I và đầu năm 2023.
Vì vậy, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra.
Tại nghị quyết, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành. Trong đó, Bộ Tài chính được yêu cầu sớm hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trước ngày 10/2/2023.
Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2023.
Đồng thời, chủ động có biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấcó thẩm quyền các biện pháp phù hợp trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” theo đúng quy định pháp luật để bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiề tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; điều hành tỷ giá phù hợp; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.
Cạnh đó, tăng trưởng tín dụng phải được điều hành hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đội với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản với các doanh nghiệp bất động sản và người mua theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 03 ngày 27/1/2023.
Cũng liên quan đến bất động sản, Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải được chuẩn bị, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/2/2023.
Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5%, lạm phát khoảng 4,5%, Ngân hàng Nhà nước cho biết, định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 14 - 15%.
Theo đó, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, trên cơ sở tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, dự án BOT giao thông.
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tính đến ngày 13/1 huy động vốn tăng 0,34%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,37% so với cuối năm 2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tiếp tục khẳng định vị thế vững mạnh trên thị trường bất động sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI) lần thứ ba liên tiếp được vinh danh trong Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2025 do Vietnam Report công bố.
Thu Thảo
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Bộ Tài chính được thể hiện tại Văn bản số 5297/BTC-QLCS vừa được ban hành về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Trần Quý
Hương Giang
Đông Hà
Văn Thanh
Mai Lê
Chu Tuấn
Trần Lê
Bùi Bình
Hồng Long
PV
Thu Huyền
Thu Huyền
T. Minh
T. Minh
Bùi Bình
Việt Trinh