Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực trạng đáng báo động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Hoàng Nguyệt Hà

Chủ nhật, 08/05/2022 - 19:37

(Thanh tra)- Việt Nam là nước dễ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu. Những diễn biến của biến đổi khí hậu tại nước ta những năm gần đây ngày càng gia tăng hiện tượng cực đoan và khó dự đoán.

Sương mù tại đường Nguyễn Trãi, TP Hà Nội vào sáng sớm mùa Hè (tháng 5/2022). Ảnh: Nguyệt Hà

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu được các nhà khoa học cảnh báo đạt mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến nhân loại nếu chúng ta tiếp tục tàn phá môi trường.

Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ (tháng 2/2022), động đất liên hoàn tại Kon Tum gây rung lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với chu kì hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện vào thời điểm miền Bắc đang chuyển sang mùa Hè...

Ảnh chụp buổi chiều tháng 5/2022 ở phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Ảnh: Nguyệt Hà

Tháng 5 đã tới nhưng khí hậu vẫn khá mát mẻ, dễ chịu, nắng không quá gay gắt, sáng sớm và buổi tối vẫn hơi se lạnh. Có thể thấy điều này khá trái ngược với thời tiết những năm trước liên tục ghi nhận những đợt nắng nóng kỉ lục, thậm chí vào sáng sớm ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc hiện nay vẫn có sương mù dày đặc.

Trong nhiều ngày liên tiếp của tháng 4 và tháng 5 năm 2022 xuất hiện kiểu thời tiết âm u, mây mù cả ngày ở phía Bắc nhưng không hề dễ chịu mà rất oi bức, độ ẩm không khí thấp.

Đây là kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ảnh rõ thực trạng khí hậu ở Việt Nam đang bị biến đổi, trái với quy luật tự nhiên.

Biến đổi khí hậu làm lây lan nhanh những bệnh truyền nhiễm như Covid-19, sốt rét, sốt xuất huyết, gia tăng những bệnh về tim mạch, phổi, đặc biệt là các bệnh ngoài da.

Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội, số bệnh nhân khám bệnh ngoài da tăng lên 20% so với tháng trước, nhiều trường hợp đến khám muộn đã bị lở loét, bong tróc rất đau đớn.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm ở trẻ em. Ảnh: Nguyệt Hà

Viêm da cơ địa thể nặng ở người lớn. Ảnh: Nguyệt Hà

Biến đổi khí hậu đã diễn ra từ rất lâu và bây giờ nó đang khiến nhân loại hứng chịu hậu quả đáng sợ. Tuy nhiên, mọi người vẫn chủ quan, không hề quan ngại cũng như có những biện pháp và hành động rõ ràng để bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra hàng ngày vì lợi nhuận kinh tế mà bất chấp không có dấu hiệu dừng lại. Diện tích đất trống, đồi trọc ở Việt Nam đã lên tới 13,6 triệu ha - một con số đáng báo động.

Một số hình ảnh đồi trọc ở Phú Thọ. Ảnh: Nguyệt Hà

Tình trạng chặt phá, khai thác gỗ trái phép tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Nguyệt Hà

Ở những vùng nông thôn, tuy diện tích được phủ xanh khá nhiều nhưng thói quen xử lí chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí cũng như nguồn nước: Đốt rác thải chứa nylon, xả nước thải chứa hoá chất chưa qua xử lý ra sông, hồ, ao, suối.

Chị Phạm Thu Lụa, ở xã An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ, người trực tiếp tiêu huỷ rác thải sinh hoạt bằng cách đốt, chia sẻ: "Thói quen này tôi đã làm rất nhiều năm vì nó nhanh, gọn, đỡ phải cồng kềnh gói rác rồi đem ra tận điểm tập kết rác. Mọi người xung quanh làng này cũng làm như thế hết chứ ít ai đi hơn cây số để đi vứt rác được. Mùi thì cũng có khét thật nhưng một lúc là hết nên tôi không cảm thấy khó chịu hay phiền hà gì cả, cái gì tiện thì mình làm thôi".

Người dân đốt rác thải sinh hoạt bao gồm nylon ở xã An Đạo, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Nguyệt Hà

Dễ nhận thấy, hành động gây ô nhiễm, phá hoại môi trường đang tác động mạnh mẽ và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn.

Nếu điều này vẫn tiếp diễn, trong thời gian không xa, chúng ta sẽ phải hứng chịu những thiên tai và thảm hoạ thảm khốc từ thiên nhiên. Vì thế, hãy chung tay hành động bảo vệ môi trường, đẩy lùi biến đổi khí hậu khi còn có thể.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm