Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Liệu có được giải quyết triệt để khi luật mới có hiệu lực? ​

Trần Quý

Thứ ba, 14/12/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Mặc dù đã được luật hóa song bảo vệ môi trường (BVMT) liên quan đến ngành Xây dựng trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, góp phần không nhỏ vào ô nhiễm môi trường chung. Liệu Luật BVMT năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) có giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm của ngành Xây dựng?

Các dự án xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Theo đánh giá của Chính phủ, thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân chính được chỉ rõ là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả.

Cùng với đó, diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/1/2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong không khí, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.

Bộ Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.

Thực hiện các nhiệm vụ về BVMT, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện các định mức, chi phí BVMT; xây dựng kế hoạch truyền thông về cấp nước an toàn lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay, cả nước có khoảng 45 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 8.700 tấn/ngày được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, tăng hơn 2.000 tấn/ngày so với năm 2015.

Một số cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động như Nhà máy Xử lý rác thải tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và Dự án Đốt rác phát điện tại Thới Lai, Cần Thơ...

Bằng mắt thường cũng nhận ra ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội. Ảnh: TQ

Bằng mắt thường cũng nhận ra ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội. Ảnh: TQ

Bằng mắt thường cũng nhận ra ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội. Ảnh: TQ

Bằng mắt thường cũng nhận ra ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội. Ảnh: TQ

Bằng mắt thường cũng nhận ra ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội. Ảnh: TQ

Để góp phần nâng cao hiệu quả BVMT, Bộ Xây dựng đã chú trọng các giải pháp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng; phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các đô thị; tăng cường quản lý, phát triển vật liệu xây dựng theo quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng...

Ngành Xây dựng đã tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống công cụ quản lý, đặc biệt là các công cụ để kiểm soát hiệu quả hoạt động xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, vật liệu xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch.

Trong lĩnh vực xây dựng, ngành đã thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý sử dụng tro, xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất. Từ đó, có định hướng phát triển phù hợp, giải quyết các vướng mắc, tồn kho sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Theo ghi nhận của phóng viên từ các dự án xây dựng; các trạm sản xuất vật liệu xây dựng; trạm bê tông… đều có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới môi trường xung quanh, bao gồm: Không khí, tiếng ồn, nguồn nước… vẫn chưa được xử lý.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, hiện nay hệ thống văn bản quy định pháp luật ngành Xây dựng nói chung, trong đó có những quy định về BVMT liên quan đến lĩnh vực xây dựng được Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền ban hành ngày càng đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện hơn. Điều đó cho thấy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng cũng như ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về BVMT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành Xây dựng ngày càng được nâng cao.

Theo ông Hồ Kiên Trung - Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật BVMT năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) đã quy định chi tiết liên quan đến ngành Xây dựng. Luật quy định tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư, bao gồm: Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Căn cứ vào các tiêu chí này, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm, gồm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (nhóm I), có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm II), ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm III), không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm IV).

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… Ảnh: TQ

Đặc biệt, Luật BVMT có những quy định mới về giấy phép môi trường. Theo đó, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và  nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức; dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BVMT). Đối với trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Bên cạnh đó, Luật BVMT đã bổ sung, làm rõ các quy định về quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng, tăng cường tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng với các cơ quan ngành Môi trường.

Hy vọng rằng, Luật BVMT năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) sẽ giải quyết được bài toán nan giải này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm