Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 12/08/2019 - 14:39
Thủy điện Lai Châu là công trình thủy điện đa mục tiêu mang tầm vóc quốc gia đã được các kỹ sư, công nhân Việt Nam tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, giám sát, quản lý vận hành.
Toàn cảnh nhà máy Thủy điện Lai Châu. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Sáng 12/8, tại thành phố Lai Châu, Bộ Công an, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp tổ chức lễ công bố Quyết định số 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa công trình nhà máy thủy điện Lai Châu vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Nhà máy thủy điện Lai Châu hiện do Công ty Thủy điện Sơn La thuộc EVN quản lý, vận hành. Công trình được xây dựng tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu với quy mô gồm ba tổ máy, tổng công suất 1.200MW, với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh.
Thủy điện Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 6/2010 và được khánh thành cuối năm 2016; tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng.
Từ khi đưa vào vận hành đến nay, nhà máy thủy điện Lai Châu đã phát lên hệ thống điện quốc gia hơn 15,1 tỷ kWh, nộp ngân sách cho tỉnh Lai Châu là 2.834 tỷ đồng (tính đến hết năm 2018).
Đây là công trình thủy điện lớn cuối cùng của Việt Nam được khai thác trên dòng chính sông Đà, cùng với với Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình. Đồng thời, đây cũng là công trình thủy điện đa mục tiêu mang tầm vóc quốc gia đã được các kỹ sư, công nhân Việt Nam tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành.
Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngoài chức năng phát điện và chống lũ cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu còn điều phối hợp lý nguồn nước, tăng khả năng phát điện cho các công trình thủy điện bậc thang phía hạ lưu sông Đà gồm Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.
Tuy nhiên, với tầm quan trọng của công trình và đặc thù ở nơi vùng sâu, vùng xa, rừng núi, giáp biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh, an toàn, công trình rất có thể sẽ là mục tiêu mà các thế lực thù địch, chống đối và các hoạt động tội phạm về kinh tế, hình sự, thâm nhập phá hoại, trộm cắp thiết bị...
Bất kỳ sự cố nào gây mất an ninh, an toàn công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu, nhất là đập hồ chứa nước với dung tích lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến các công trình thủy điện ở bậc thang dưới, đến các cơ sở kinh tế và dân cư phía hạ du.
Với tầm quan trọng đặc biệt của công trình đối với sự phát triển của đất nước, ngày 16/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/QĐ-TTg đưa công trình Nhà máy thuỷ điện Lai Châu vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Các đại biểu tại Lễ công bố. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công an, Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan và của tỉnh Lai Châu đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình.
“Tập đoàn sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước liên quan an ninh quốc gia, an ninh công trình thủy điện. Tập đoàn cũng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan và địa phương để công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu luôn vận hành hiệu quả, an toàn tuyệt đối,” ông Dương Quang Thành nói.
Theo Quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, EVN và các bộ, ngành liên quan lập kế hoạch, xây dựng phương án bảo vệ; tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, đây là công trình thủy điện có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng 3 mục tiêu: phát điện, điều phối an ninh lượng nước cho hạ lưu sông Đà và góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu.
Do đó, sự phối hợp giữa EVN và các bộ, ngành, địa phương là rất cần thiết. Thượng tướng cũng đề nghị Công an tỉnh Lai Châu phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Sơn La để triển khai việc đảm bảo an ninh. Đồng thời, Cục An ninh kinh tế là đầu mối phối hợp với EVN, địa phương, phải thường xuyên cùng EVN rà soát triển khai theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh, an toàn công trình.
Như vậy, tính đến nay, cả ba nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Đà gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu đều được công nhận là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia./.
Theo Đức Dũng/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý