Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội giám sát quản lý đất đai, khai thác khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Hải Hà

Thứ tư, 10/04/2024 - 21:39

(Thanh tra) - Chiều 10/4, Đoàn Giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giám sát tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý đất đai, khai thác khoáng sản.

Hà Nội giám sát quản lý đất đai, khai thác khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Ảnh minh hoạ, nguồn: HH

Đoàn do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội làm Trưởng đoàn.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Minh Tấn cho biết, từ sau khi có Chỉ thị 13 đến nay, Sở đã tổng hợp, trình UBND thành phố ban hành 18 quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện của 17 huyện và thị xã Sơn Tây.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng tham mưu UBND trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết thông qua danh mục công trình dự án thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Về việc thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, căn cứ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, Sở TN&MT trình UBND thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, đã giao 89,57ha đất, cho thuê 82,88ha đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng với 100.41ha (đất lúa) sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư.

Công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch. Hiện thành phố đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm như: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án mở rộng trụ sở Bộ Công an; tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại trong giải phóng mặt bằng còn tồn đọng, chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 sang (như giao đất dịch vụ).

Liên quan tới công tác quản lý, khai thác khoáng sản, Sở TN&MT đã chủ trì thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Đoàn Giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giám sát tại Sở TN&MT về quản lý đất đai, khai thác khoáng sản. Ảnh: V.T

Cùng với đó, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép - đặc biệt là khai thác cát sỏi lòng sông trái phép; vận chuyển kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép và hoạt động không giấy phép bến thủy nội địa của các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông...

Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát chỉ rõ, Sở TN&MT đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13. Tuy nhiên, Sở TN&MT chưa báo cáo rõ về vai trò của cấp ủy Đảng trong triển khai Chỉ thị 13; chưa tổng hợp cụ thể hệ thống văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị.

Ngoài ra, một số địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU nhưng chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn thực hiện; sự phối hợp với các cơ quan trong giải quyết, xử lý vi phạm về đất đai, khoáng sản chưa được chặt chẽ...

Trưởng Đoàn Giám sát Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ rất quan trọng được Ban Thường vụ tập trung chỉ đạo, từ việc ban hành Chỉ thị đến quán triệt, triển khai sâu rộng trong các cấp ủy Đảng.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, Sở TN&MT rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; cần đưa số liệu chi tiết, nhất là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, báo cáo phải thể hiện rõ vai trò của cấp ủy Đảng, kết quả đạt được, chuyển biến sau khi Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của Sở trong công tác tham mưu với thành phố thực hiện nhiệm vụ…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Các tỉnh duyên hải miền Trung: Đề phòng nguy cơ sạt lở

Các tỉnh duyên hải miền Trung: Đề phòng nguy cơ sạt lở

(Thanh tra) - Tuy cơn bão Trà My đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên biển, nhưng đã gây mưa lớn và dự báo còn tiếp tục mưa, đặc biệt là khu vực miền núi; nên các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đến Bình Định) cần đề phòng sạt lở đồi núi, ven sông.

N. Phó

14:43 28/10/2024
Ảnh hưởng bão Trami, Quảng Bình lũ lớn trên diện rộng

Ảnh hưởng bão Trami, Quảng Bình lũ lớn trên diện rộng

(Thanh tra) - Theo báo cáo nhanh sáng 28/10 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, nước lũ dâng cao khiến hàng chục ngàn ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, TP Đồng Hới ngập lụt, nhiều tuyến đường bị sạt lở, nhiều thôn bản bị cô lập.

Lê Hữu Chính

11:35 28/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm