Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 11/10/2021 - 22:00
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/10, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia nhận định tình tình hình thời tiết trong nửa đầu tháng 10. Theo đó, chỉ trong nửa đầu tháng 10, Việt Nam liên tục có các cơn bão/áp thấp nhiệt đới đổ bộ, điều này không có gì quá bất thường mà theo đúng quy luật.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho rằng, việc xuất hiện liên tục các cơn bão/áp thấp nhiệt đới không có gì quá bất thường mà theo đúng quy luật. Ảnh: PV
+ Năm 2020, từng ghi nhận kỷ lục có tới 5 cơn bão/áp thấp nhiệt đới chỉ trong vòng một tháng. Năm nay, liệu thiên tai cực đoan có lặp lại khi chỉ trong nửa đầu tháng 10 đã liên tiếp xuất hiện các cơn bão/áp thấp nhiệt đới, bão số 7 vừa qua lại dự báo sắp đón bão số 8, thưa ông?
- Thực tế, theo nhận định mà Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đưa ra từ giữa năm 2021 thì chúng tôi từng cảnh báo ở giai đoạn cuối năm 2021, cụ thể từ tháng 10, 11 đến nửa đầu tháng 12 sẽ liên tiếp có các cơn bão/áp thấp đổ bộ vào Việt Nam.
Còn theo thống kê khí hậu các năm thì tháng 10 cũng là tháng có tần suất xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới nhiều nhất trong năm.
Chính vì vậy, việc chỉ trong nửa đầu tháng 10 bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập cũng là điều hợp quy luật.
+ Bão số 8 (bão Kompasu) được dự báo là cơn bão mạnh, cường độ mạnh hơn bão số 7 và sau bão số 8 có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão mới, những cơn bão này đều có khả năng gây mưa lớn, theo ông, liệu có xảy ra ngập lụt lịch sử như năm 2020 không?
- Theo dự báo, do tác động của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12 sẽ liên tục có mưa lớn ở các tỉnh miền Trung.
Chúng tôi nhận định mưa trong những tháng này ở miền Trung sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 - 50% nhưng cường độ sẽ không khốc liệt như năm 2020.
+ Hiện nay, không khí lạnh đang tác động đến các tỉnh, thành phía Bắc, liệu bão số 8 khi vào biển Đông tương tác với không khí lạnh có tạo ra diễn biến bất thường không, thưa ông?
- Do tác động của không khí lạnh, thời tiết miền Bắc trở lạnh, khi cơn bão Kompasu (bão số 8) vào biển Đông tương tác với không khí lạnh nên ít có khả năng lên phía Bắc nhưng chắc chắn sẽ gây mưa lớn trên diện rộng ở đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ.
Sau cơn bão số 8, không khí lạnh tiếp tục kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục gây mưa trên diện rộng từ ngày 15 đến 20/10.
+ Trước diễn biến phức tạp của bão Kompasu (bão số 8) và khả năng là áp thấp nhiệt đới sau đó, ông có khuyến cáo gì tới người dân và các địa phương?
- Cảnh báo với ngư dân trên biển và tàu thuyền hoạt động trên biển, bão Kompasu (bão số 8) sẽ di chuyển vào biển Đông trong đêm nay, gây thời tiết xấu ở các vùng biển vì vậy ngư dân không nên ra khơi trong thời điểm này và di chuyển ngay ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trên đất liền, từ ngày 13 - 15/10 sẽ tiếp tục có mưa lớn ở Nam đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh Trung bộ, vì vậy từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có khả năng xảy ra một đợt lũ, khu vực miền núi có khả năng xảy ra sạt lở.
Khu vực đô thị như Hà Nội có thể xảy ra ngập úng.
Sau bão số 8 có khả năng xuất hiện thêm bão, áp thấp nhiệt đới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh