Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/09/2015 - 11:28
(Thanh tra) - Sau gần 15 năm thực hiện giao khoán trên 36 nghìn ha rừng cho hơn 5 nghìn hộ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ, đến nay hầu hết diện tích trên đã bị lấn chiếm, chặt phá và xâm hại nghiêm trọng.
Hầu hết diện tích rừng giao khoán ở Đắk Lắk đã bị cạo trọc. Ảnh: Quỳnh Anh
Đua nhau phá rừng
Thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1999 đến 2010, tỉnh Đắk Lắk đã giao cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư 27 nghìn ha rừng và hơn 8 nghìn ha đất rừng. Tuy nhiên, hầu hết diện tích rừng đã bị “cạo trọc”.
Đến nay, diện tích rừng bị phá, lấn chiếm, xâm canh trái phép lên đến 10 nghìn ha. Trên thực tế hầu hết các địa phương sau khi triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng các thôn, buôn, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý bảo vệ đều để xảy ra mất rừng. Trong đó, có nhiều huyện diện tích rừng bị phá cả nghìn ha như: Krông Bông (6.866ha), Ea Súp (2.000 ha)…
Năm 2006, huyện Buôn Đôn chủ trương giao 1.000 ha rừng thuộc các tiểu khu 478, 480 và 481 cho 50 hộ gia đình của 7 buôn tại 2 xã Ea Huar và Krông Na quản lý, bảo vệ. Đến nay, rừng hầu như đã bị thay thế bởi sắn, đậu, bắp. Rừng giao khoán chỉ còn lại diện tích nhỏ và phân bố thưa thớt, thậm chí “rỗng ruột”. Những khu rừng trước đây ngập những thân cây to, cao vút giờ chỉ còn trơ vài gốc cháy xém.
Thực hiện Quyết định 304, năm 2007, UBND huyện Ea Súp cũng giao khoán hơn 4.000 ha rừng cho các nhóm hộ của 4 xã: Cư M’lan, Ea Bung, Ea Lê, Ia T’mốt. Trong đó, nhóm hộ ở xã Ea Lê sau một thời gian nhận thấy việc nhận khoán bảo vệ rừng không hiệu quả đã làm đơn trả lại hơn 300 ha rừng cho huyện. Những diện tích rừng giao khoán còn lại, sau thời gian được các hộ “chăm sóc”, đã có hơn 2.000 ha rừng bị phá trắng. Riêng xã Ea Bung có 13 nhóm hộ được giao khoán rừng, với tổng diện tích 1.735ha, nay đã bị mất khoảng 1.264ha. Những khu đất này, dân đã tiến hành cày xới canh tác hoa màu từ lâu.
Hầu hết các hộ được giao rừng đều lý giải rằng, do rừng ở quá xa, lâm tặc thường chọn thời điểm chặt phá vào buổi tối hoặc ngày lễ. Thêm vào đó, đường xá đi lại khó khăn nên việc mất rừng là “bất khả kháng”. Điển hình như 15 hộ ở thôn 3 (xã Ea Bung, huyện Ea Súp) được giao quản lý, bảo vệ 117,4 ha rừng. Sau khi nhận rừng, nhóm tổ chức họp bầu nhóm trưởng, đề ra các phương pháp để giữ rừng. Do rừng nằm cách xa 20km, không có kinh phí nên cứ 3 tháng mới tổ chức được một chuyến tuần tra. Ông Trương Công Uynh, nhóm trưởng thừa nhận: “Nhận hơn trăm ha nhưng trên thực tế hiện rừng chỉ sót lại hơn 4ha. Ban đầu chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để giữ rừng nhưng cũng không thể giữ nổi”.
Bất lực nhìn rừng bị đốn hạ
Lý giải về việc rừng giao khoán bị phá trắng, ông Bùi Đức Hạnh, Chủ tịch UBND xã Ea Bung (huyện Ea Súp) cho biết, do lượng dân nhiều nơi đổ về xã để khai thác lâm sản, xâm chiếm đất rừng làm rẫy nhiều nên áp lực giữ rừng của các hộ gia đình rất lớn. Đặc biệt, nhiều nhóm đối tượng rất hung hãn, manh động trong khi người dân không có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào.
Người dân phá rừng khoán lấy đất trồng hoa màu. Ảnh: Quỳnh Anh
Ông Nguyễn Đình Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp chia sẻ: Năm 2006, khi được UBND tỉnh giao chỉ tiêu về giao khoán rừng theo Quyết định 304, UBND huyện đã thành lập ban chỉ đạo để rà soát đối tượng và diện tích rừng có phương án giao khoán. Tuy nhiên, do những hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ lại không có nhu cầu nhận rừng. Trước tình hình đó, huyện đã xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giao rừng cho những người dân có nhu cầu nằm ngoài đối tượng ưu tiên và được Sở đồng ý. Tuy nhiên, những hộ này không nhận được những chính sách hỗ trợ nên thực tế việc giao rừng cho các nhóm hộ là giao trách nhiệm, chứ quyền lợi thì chưa có gì.
Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk Trang Quang Thành cũng cho rằng, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn có bộ máy tổ chức, có lực lượng và công cụ hỗ trợ nhưng rừng vẫn bị phá huống gì rừng giao cho các nhóm hộ quản lý. Vì vậy, rất khó cho các hộ gia đình trong công tác giữ rừng.
Ngoài ra, đời sống của người dân khó khăn, trong khi chính sách hỗ trợ và chi trả cho công tác giữ rừng còn thấp, người dân không còn mặn mà. “Thực tế rừng giao khoán bây giờ đã mất gần hết. Sở đã nhiều lần đề xuất với Bộ NN&PTNT có biện pháp thu lại số rừng giao khoán để xử lý, trồng lại nhưng vẫn chưa thấy Bộ có ý kiến gì”, ông Thành nói.
Quỳnh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh