Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 29/06/2018 - 12:08
(Thanh tra) - Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu nhiều loại phế liệu từ đầu năm 2018 đang khiến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ trở thành bến đỗ mới của rác thải, phế liệu công nghiệp. Thực tế, các cảng biển trong nước hiện còn tồn hàng chục nghìn container vô chủ chứa đầy phế liệu, buộc Tổng cục Hải quan phải có những động thái yêu cầu siết việc nhập khẩu phế liệu.
Còn hàng nghìn container chứa rác thải công nghiệp nguy hại tồn đọng tại các cảng biển lớn trong nước. Ảnh: TN
Những con số đáng báo động
Theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2018, khu vực cảng biển Việt Nam có nguy cơ tồn đọng gần 28.000 container hàng. Trong đó, khu vực cảng biển Hải Phòng tồn hơn 6.700 container, TP HCM tồn hơn 14.600 container và Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 6.500 container. Nhóm hàng đang có nguy cơ tồn đọng lâu dài là hàng điện tử cũ, phân bón, nông sản, nhôm, nhựa, giấy phế liệu… Riêng tại khu vực Tân Cảng Cát Lái - TP HCM, hơn 8.000 container hàng tồn là giấy, nhựa phế liệu. 1/3 số đó đã tồn trên 90 ngày (chiếm hơn 10% sức chứa của cảng).
Việc Trung Quốc cấm, ngăn chặn nhập phế liệu vào nước này để ngỏ khả năng phế liệu sẽ ồ ạt chảy vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vì đa phần các container này là tạm nhập về Việt Nam để tái xuất sang Trung Quốc nhưng bất thành.
Theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tình trạng này càng đáng lo ngại hơn khi tới đây sẽ tiếp tục có một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy đổ về các cảng biển Việt Nam do hãng tàu, khách hàng đã ký hợp đồng hoặc hàng đã được xếp lên tàu đang trên đường vận chuyển. Từ đó làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề, chưa kể phải tăng chi phí từ ngân sách để tiêu hủy, giải quyết ách tắc tại các cảng biển khi hàng hóa không thể giải phóng.
Còn theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 5/2018, cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD, trong đó nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản, với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD.
Ngoài việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô. Mặt hàng này nằm phần lớn ở các cảng biển, trong đó đặc biệt là các cảng biển quốc tế. Trước tình trạng trên, Tổng cục Hải quan đã phải có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam. Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng ngưng nhận các container phế liệu nhập tại Cát Lái và Hiệp Phước từ đầu tháng 6/2018.
Chính sách thông thoáng, lợi nhuận "khủng" khiến doanh nghiệp nhập liều
Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Trong khi giá phế liệu của nhiều nước quá rẻ nên không ít đơn vị tại Việt Nam nhập về rồi phân loại để tái chế hoặc “hóa kiếp” bán lại với giá cao.
Ngoài việc nhập rác thải nhựa, giấy, thép… nhiều công ty còn nhập rác điện tử, đồ gia dụng đã qua sử dụng bị cấm nhập từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu về, sau đó nếu chót lọt sẽ mang bán ra thị trường với mác giá hàng xách tay kiếm lợi nhuận cao.
Thủ đoạn của các đối tượng là khai báo sai mã số hải quan, nhập cảng vào Việt Nam. Nếu bị phát hiện, doanh nghiệp tại Việt Nam từ chối nhận hàng với lý do đối tác khai sai mã số hải quan. Trong khi đó, hàng nhập vào tới cảng Việt Nam không thể xử lý doanh nghiệp nước ngoài nơi xuất đi. Lô hàng phế liệu bị phát hiện sẽ bị lưu tại các cảng biển trở thành rác nằm đợi cơ quan chức năng xử lý. Còn tái xuất số rác này là việc làm bất khả thi vì liên quan đến rác thải, xuất đi thì dễ, nhận lại rất khó!
Trước tình trạng các cảng biển container đứng trước nguy cơ ngập vì rác phế liệu, Tổng cục Hải quan cho biết, đang hoàn thiện báo cáo Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải pháp khắc phục những hạn chế, sơ hở về chế độ, chính sách quản lý đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, không cấp phép nhập khẩu đối với các mặt hàng này trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu.
Trước đó, đầu tháng 6, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán, chế biến phế liệu đảm bảo yêu cầu môi trường.
Gần đây nhất, ngày 17/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu. Trên cơ sở kết quả thu được sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có thể phải điều chỉnh các quy định của pháp luật, hoàn thiện các lỗ hổng trong cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Bình An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh