Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần đề phòng dông, lốc mạnh và mưa đá

Thứ bảy, 08/02/2014 - 22:28

(Thanh tra) - Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, từ nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2014 là thời kỳ giao mùa, các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc cần đề phòng khả năng xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc mạnh, mưa đá.

Nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc cần chủ động phương án đề phòng dông, lốc, mưa đá. Ảnh: Tràng An

Khô hạn cục bộ có thể xuất hiện tại miền núi phía Bắc

Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, vụ đông xuân năm 2013 - 2014, dòng chảy toàn hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có khả năng ở mức nhỏ hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 5-18%, trong đó các tháng 1 và 2/2014 thiếu hụt khoảng 10 -  40%, các thánh 3 và 4/2014 thiếu hụt khoảng 5-10%.

Trên sông Hồng tại Hà Nội, lưu lượng trung bình từ tháng 1 đến tháng 4/2014 ở mức 900 - 1100m3/s (TBNN là 1180m3/s). Mực nước thấp nhất tại Trạm thủy văn Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,5m và xuất hiện vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm 2014.

Trong khi đó mùa cạn năm 2013 - 2014 tình trạng thiếu nước ít khả năng diễn ra gay gắt trên diện rộng. Một số nơi vẫn có thể xuất hiện tình trạng khô hạn cục bộ như vùng Đông Bắc và miền núi phía Bắc. Các hồ chứa thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã tích cực đến mực nước thiết kế, việc gia tăng cấp nước cho hạ du sẽ được tăng cường, tình trạng khó khăn trong giao thông đường thủy, cấp nước và phát điện trong mùa khô năm 2013 - 2014 sẽ bớt.

Việc hoạt động tích cực đến mực nước thiết kế như Thủy điện Sơn La giúp chủ động phương án chống hạn cho miền núi phía Bắc. Ảnh: T.Dũng

Các chuyên gia nhận định, tình trạng khô hạn giảm bớt so với các năm trước tuy nhiên Bắc Bộ nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng cần chủ động các phương án về các hồ chứa thủy điện, phương án tiết kiệm nước, tưới tiêu hiện quả. Đồng thời, theo dõi sát các dự báo cập nhật của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia để có phương án ứng phó kịp thời tránh hậu quả, của thời tiết khô hạn cục bộ có thể vẫn xảy ra ở miền núi phía Bắc và Đông Bắc.

Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với thiếu nướcCũng theo dự báo, dòng chảy tên các sông ở Thanh Hóa luôn thấp hơn TBNN từ 20-35%; dòng chảy trên các sông Nghệ An, Hà Tĩnh từ nay đến cuối mùa có khả năng ở mức TBNN. Trong khi đó, ở Trung và Nam Trung Bộ, đầu mùa, dòng chảy trên hầu hết các sông ở Trung, Nam Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 8-30%. Riêng ở Quảng Nam, Phú Yên cao hơn từ 20-35%, cuối mùa có khả năng thấp hơn TBNN khoảng 30-40%, có nơi thấp hơn 40%.Đến các mương nhỏ cũng cần chủ động bơm tưới tiêu nếu không muốn đối mặt với khô hạn. Ảnh: Tràng AnKhác với hầu hết dòng chảy trên các sông ở hầu khắp các khu vực ở cả nước thì dòng chảy trên các sông của các tỉnh Tây Nguyên mà cụ thể là Bắc Tây Nguyên đầu mùa cao hơn TBNN khoảng 35-50%, cuối mùa cao hơn TBNN từ 10-15%. Còn Nam Tây Nguyên cuối mùa ở mức xấp xỉ TBNN và đầu mùa có thể thấp hơn từ 18-40% TBNN. Các chuyên gia cảnh báo, do mực nước đầu nguồn sông Cửu Long cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,1-0,2 m, giữa và cuối mùa cao hơn từ 0,25-0,35m nên các tỉnh ven biển Nam Bộ cần đề phòng tình trạng thiếu nước, xâm ngập mặn vào đất liền. "Như vậy, theo các số liện dự báo thì các tháng cuối vụ đông xuân 2013 - 2014, một số nơi ở khu vực Đông Bắc, vùng núi phía Bắc, Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ cần chủ đối phó với tình trạng thiếu nước khô hạn cục bộ. Đối với các tỉnh Bắc Bộ, từ nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2014 là thời kỳ giao mùa (đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc) cần đề phòng khả năng xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc mạnh, mưa đá". Lãnh đạo Trung tâm khí thượng thủy văn Trung ương nhận định.Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm